Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Viêm màng hoạt dịch

(4.03) - 38 đánh giá

Viêm màng hoạt dịch là gì?

Viêm màng hoạt dịch là tình trạng viêm lớp màng bên trong của bao khớp. Bao khớp có cấu trúc giống như bong bóng bao quanh các khớp như vai, khuỷu tay, cổ tay, bàn tay, đầu gối, bàn chân và mắt cá chân.

Tình trạng viêm này có thể dẫn đến các vấn đề khác nhau từ đau nhức đến sưng phù. Nếu không được điều trị, bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, dẫn đến chảy máu nhiều hơn vào khớp.

Triệu chứng viêm màng hoạt dịch

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm phụ thuộc vào khu vực nào của cơ thể bị ảnh hưởng. Thông thường, hầu hết những người bị tình trạng này sẽ gặp các triệu chứng sau:

  • Đau khớp từ nhẹ đến nặng
  • Sưng tấy
  • Khó di chuyển vùng bị ảnh hưởng
  • Dày mô
  • Tăng lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng
  • Quá trình sản xuất hoạt dịch tăng

Viêm màng hoạt dịch có giống với viêm khớp không?

Mặc dù cả hai tình trạng này đều gây viêm khớp, nhưng chúng vẫn có những điểm khác nhau. Thực tế, viêm màng hoạt dịch chỉ ảnh hưởng đến lớp màng trong của bao khớp, trong khi viêm khớp ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh khớp bị tổn thương.

Ngoài ra, một số bệnh viêm khớp có thể ảnh hưởng đến màng hoạt dịch và gây viêm.

Nguyên nhân viêm màng hoạt dịch

Đối với một người năng động, khỏe mạnh, nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm là do vận động khớp quá mức, ví dụ như vận động viên hoặc những người có công việc liên quan đến chuyển động căng cơ lặp đi lặp lại như nâng đồ nặng hoặc ngồi xổm.

Viêm màng hoạt dịch cũng phổ biến ở những người mắc một số dạng viêm khớp. Ở những bệnh nhân này, sự tăng trưởng quá mức của màng hoạt dịch là một phần của phản ứng miễn dịch bất thường, nghĩa là hệ miễn dịch tấn công nhầm các sụn khỏe mạnh trong cơ thể.

Cuối cùng, mất sụn sẽ làm hỏng bề mặt khớp và dẫn đến các biểu hiện cứng và đau (đặc trưng của viêm khớp). Tuy nhiên, viêm xương khớp không liên quan đến loại phản ứng viêm này.

Chẩn đoán viêm màng hoạt dịch

Ngoài biểu hiện lâm sàng (khớp ấm, đỏ và sưng), bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng phương pháp phân tích dịch khớp. Đây là một xét nghiệm kiểm tra dịch bôi trơn khớp được tiết ra bởi màng hoạt dịch. Xét nghiệm này rất hữu ích trong chẩn đoán một số loại viêm khớp (chủ yếu là những bệnh gây ra bởi nhiễm trùng, bệnh gout hoặc gout giả).

Xét nghiệm mất khoảng nửa giờ và thường được thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện. Nhân viên y tế sẽ sát trùng da trên khớp và tiêm thuốc gây tê cục bộ. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng kim mỏng và rút mẫu dịch để phân tích có dấu hiệu nhiễm trùng hay lắng đọng tinh thể hay không.

Nếu cần thiết, thuốc (thường là chế phẩm corticosteroid) có thể được tiêm vào không gian khớp thông qua kim này sau khi lấy mẫu bệnh phẩm.

Điều trị viêm màng hoạt dịch

Bệnh có thể tự khỏi, nhưng nếu các triệu chứng kéo dài, bạn cần phải được điều trị.

Điều trị viêm màng hoạt dịch phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp điều trị chủ yếu giúp giảm viêm, giảm sưng và kiểm soát cơn đau.

Một phương pháp điều trị phổ biến là tiêm steroid vào các khớp bị ảnh hưởng. Mặc dù tiêm steroid có thể giúp giảm viêm, giảm sưng và kiểm soát cơn đau, nhưng đó không phải là phương pháp chữa bệnh chủ yếu vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Nếu bạn gặp phải tình trạng chảy máu khớp hơn ba lần trong một tháng, hãy đến gặp bác sĩ. Họ sẽ bắt đầu một kế hoạch điều trị bao gồm:

  • Thuốc steroid đường uống
  • Vật lý trị liệu
  • Điều trị dự phòng
  • Phẫu thuật nội soi khớp cắt hoạt mạc

Phòng ngừa viêm màng hoạt dịch

Không có cách nào giúp phòng ngừa bệnh, đặc biệt là nếu có bệnh nền là viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa viêm bằng thói quen tập thể dục đều đặn và đi khám bệnh thường xuyên. Nếu bạn tiếp tục bị chảy máu trong cùng một khớp và đã thực hiện thủ thuật HTC (ghép tế bào gốc tạo máu), hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị chảy máu khớp nhanh chóng.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Trực khuẩn mủ xanh

(32)
Tìm hiểu chungTrực khuẩn mủ xanh là gì?Trực khuẩn mủ xanh là một nhóm vi khuẩn có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, là nguyên nhân chính gây ra ... [xem thêm]

Phì đại thất trái

(31)
Tìm hiểu chungPhì đại thất trái là bệnh gì?Phì đại thất trái là tình trạng thành cơ tâm thất trái của tim dày lên (phì đại). Phì đại thất trái có thể ... [xem thêm]

Hội chứng quai ruột mù

(34)
Tìm hiểu về hội chứng quai ruột mùHội chứng quai ruột mù là gì?Hội chứng quai ruột mù xảy ra khi một phần của ruột non bị bắc cầu khiến thức ăn không ... [xem thêm]

Alkapton niệu

(63)
Tìm hiểu chungBệnh alkapton niệu là gì?Bệnh alkapton niệu là một tình trạng di truyền hiếm gặp xảy ra khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ lượng enzyme ... [xem thêm]
Đang tải ...

Giãn tĩnh mạch thực quản

(67)
Giãn tĩnh mạch thực quản là một tình trạng thường phát triển ở những bệnh nhân xơ gan nặng. Tình trạng này có thể gây đe dọa đến tính mạng nếu như ... [xem thêm]

Nám da

(15)
Tìm hiểu chungNám da là bệnh gì?Bệnh nám da là một vấn đề da phổ biến, gây ra các mảng màu nâu đến màu xám nâu trên mặt. Hầu hết mọi người bị tình ... [xem thêm]

Giảm bạch cầu trung tính

(72)
Tìm hiểu chungGiảm bạch cầu trung tính là gì?Giảm bạch cầu trung tính là tình trạng mức bạch cầu trung tính thấp bất thường. Bạch cầu trung tính là một ... [xem thêm]

Dị dạng động mạch vành

(14)
Tìm hiểu chungDị dạng động mạch vành là gì?Dị dạng động mạch vành là một khiếm khuyết trong một hoặc nhiều động mạch vành của tim. Khuyết tật này ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...