Theo dõi nhịp tim thai trong quá trình sinh

(4.41) - 98 đánh giá

Thế nào là theo dõi tim thai trong quá trình sinh?

Theo dõi tim thai trong quá trình sinh là một biện pháp kiểm tra tình trạng của bé trong quá trình chuyển dạ và đẻ bằng thiết bị đặc biệt.

Tại sao lại cần theo dõi tim thai trong quá trình sinh?

Việc theo dõi tim thai trong quá trình sinh có thể giúp phát hiện nếu tim thai trở nên bất thường trong quá trình chuyển dạ. Nếu phát hiện bất thường, cần tìm ra nguyên nhân gây bất thường để điều trị. Việc theo dõi tim thai trong quá trình sinh cũng có thể giúp làm giảm các bước điều trị không cần thiết. Một nhịp tim bình thường sẽ giúp bạn và bác sĩ biết rằng quá trình chuyển dạ diễn ra bình thường, trừ trường hợp có thêm các vấn đề khác.

Phương pháp theo dõi tim thai trong quá trình sinh

Có hai phương pháp theo dõi tim thai trong quá trình sinh. Bác sĩ có thể theo dõi định kỳ tim thai bằng thính chẩn. Hoặc phương pháp theo dõi tim thai bằng điện tử sử dụng các dụng cụ điện tử để đo tim thai và các cơn gò chuyển dạ của mẹ một cách liên tục. Việc sử dụng biện pháp nào tuỳ thuộc vào cơ sở vật chất của bệnh viện hoặc phòng hộ sinh, tuỳ thuộc vào các nguy cơ mà người mẹ có thể mắc phải, và tuỳ thuộc vào chuyển dạ diễn ra như thế nào. Nếu người mẹ không có biến chứng hoặc nguy cơ rủi ro nào trong quá trình chuyển dạ thì có thể dùng một trong hai phương pháp trên.

Thế nào là thính chẩn?

Khi thính chẩn, bác sĩ sẽ nghe tim thai bằng ống nghe đặc biệt hoặc đầu dò Doppler. Khi đặt máy ấn trên bụng sẽ nghe thấy tim thai.

Cứ sau một thời gian nhất định bác sĩ sẽ đến kiểm tra tim thai. Nếu người mẹ có rủi ro cao trong quá trình chuyển dạ, hoặc nếu có bất thường gì xảy ra thì bác sĩ sẽ kiểm tra tim thai thường xuyên hơn.

Thế nào là phương pháp theo dõi tim thai bằng điện tử?

Phương pháp theo dõi tim thai bằng điện tử sử dụng thiết bị điện tử đặc biệt để ghi lại phản ứng của tim thai với các cơn gò chuyển dạ. Nó ghi lại nhịp tim một cách liên tục, và bác sĩ sẽ đến kiểm tra biểu đồ tim thai sau một thời gian nhất định. Nếu có bất thường xảy ra thì bác sĩ sẽ đến kiểm tra thường xuyên hơn.

Phương pháp theo dõi tim thai bằng điện tử có thể thực hiện bên ngoài, bên trong, hoặc cả hai. Người mẹ sẽ phải nằm trên giường khi thực hiện phương pháp này, nhưng có thể xoay người để có tư thế nằm thoải mái.

Phương pháp theo dõi bên ngoài được thực hiện như thế nào?

Trong phương pháp này, hai vòng đai sẽ được quấn quanh người mẹ. Một vòng đai sử dụng đầu dò siêu âm để đo nhịp tim thai. Một vòng đai khác để đo thời gian của từng cơn gò chuyển dạ và khoảng cách giữa chúng.

Phương pháp theo dõi bên trong được thực hiện như thế nào?

Trong phương pháp này, một điện cực sẽ được đặt ở trên cơ thể thai nhi phần gần với cổ tử cung nhất, thường là được đặt trên da đầu, để đo nhịp tim. Cơn co tử cung sẽ được theo dõi bằng một ống đặc biệt, gọi là ống đo áp lực trong tử cung, được đặt thông qua âm đạo vào tử cung. Phương pháp theo dõi bên trong chỉ có thể thực hiện được một khi màng của túi nước ối đã vỡ.

Phải làm gì khi nhịp tim thai bất thường?

Nhịp tim thai bất thường không có nghĩa là luôn luôn có vấn đề nghiêm trọng. Cần phải tiến hành các xét nghiệm khác để biết điều gì xảy ra với thai.

Đầu tiên bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây tim thai bất thường. Có thể giúp thai nhận thêm nhiều oxy bằng cách thay đổi tư thế. Nếu biện pháp này không giúp ích gì, hoặc nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có vấn đề với thai thì bác sĩ có thể quyết định đưa trẻ ra ngoài ngay lập tức. Việc này có thể thực hiện bằng sinh mổ, hoặc lấy thai bằng kềm hoặc hút chân không.

Giải thích thuật ngữ

Kềm: là dụng cụ đặt quanh đầu thai nhi để giúp thai nhi di chuyển qua âm đạo trong quá trình sinh.

Cổ tử cung: là phần tử cung nối với âm đạo.

Điện cực: là một dây dẫn điện được gắn trên da đầu thai nhi để đo nhịp tim.

Đầu dò Doppler: là dụng cụ sử dụng sóng âm để ghi lại chuyển động, ví dụ như nhịp tim thai, dưới dạng tín hiệu nghe được.

Phương pháp đo nhịp tim thai điện tử: là phương pháp sử dụng thiết bị điện tử để ghi lại nhịp tim thai và các cơn co tử cung của người mẹ.

Sinh mổ: là quá trình sinh bằng cách mổ bụng và tử cung của người mẹ.

Thính chẩn: là phương pháp nghe nội tạng, ví dụ như nghe tim thai trong quá trình chuyển dạ.

Túi nước ối: là túi chứa dịch trong tử cung người mẹ, nơi thai nhi phát triển.

Chú ý

Nếu bạn có thêm thắc mắc, hãy đến gặp bác sĩ sản phụ khoa

Bài này được thiết kế để trợ giúp bệnh nhân, chứ không mô tả toàn bộ quá trình điều trị cần thiết, và do đó không nên bỏ qua các phương pháp khác có thể. Tuỳ thuộc vào trạng thái của từng bệnh nhân, điều kiện của cơ sở y tế mà các phương pháp điều trị có thể có thay đổi.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/Patients/FAQs/Fetal-Heart-Rate-Monitoring-During-Labor

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Dư Ngọc Hiền - BS. Phạm Thanh Hoàng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Một số câu hỏi về phá thai

(87)
Phá thai là gì? Phá thai là một cách để kết thúc quá trình mang thai. Nó cũng được gọi là “Chấm dứt thai kỳ”. Phá thai trong đại dịch toàn cầu COVID-19 ... [xem thêm]

Bài 11 – Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

(96)
Dễ lắm, lấy tinh trùng, bơm vào tử cung, là xong chứ gì! Câu nói này tình cờ nghe một chị bệnh nhân tư vấn cho chị bệnh nhân khác. Nghe qua, dễ thiệt, nó ... [xem thêm]

Bài 3 – Chế độ dinh dưỡng khi mang thai và cho con bú

(89)
Tổng quan Khi mang thai, hầu hết các bà mẹ đều băn khoăn: Ăn uống như thế nào để thai nhi phát triển tốt? Câu hỏi đó vẫn chưa khó bằng không nên ăn gì, ... [xem thêm]

Phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp: Viên uống, miếng dán và vòng âm đạo

(90)
Thế nào là phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp? Viên uống ngừa thai, miếng dán ngừa thai, và vòng ngừa thai âm đạo là những phương pháp ngừa thai nội ... [xem thêm]

Gây tê tủy sống

(42)
Gây tê tủy sống là gì? Gây tê tủy sống còn được gọi là gây tê dưới nhện là một hình thức gây tê tại chỗ hay tê vùng , bằng việc tiêm thuốc gây tê ... [xem thêm]

Bài 45 – Những điều cần biết khi em bé ngôi mông (em bé để ngược)

(76)
Em bé ngôi mông – hay ngôi ngược là gì? Vào những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi thường quay đầu xuống dưới, để khi mẹ chuyển dạ sanh, đầu em bé ra ... [xem thêm]

Kết quả thử thai dương tính nhưng không xuất hiện các dấu hiệu mang thai: tại sao lại có hiện tượng này?

(62)
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Hòa Hiệu đính: Ths. BS. Nguyễn Khánh Linh Trong một số trường hợp, thử thai cho kết quả dương tính, nhưng lại không xuất hiện bất kì ... [xem thêm]

Sữa mẹ màu hồng: Nhiễm serratia marcescens

(63)
Tóm tắt Đại cương: Sữa mẹ có thể chuyển màu do nhiễm Serratia marcescens – một loại vi khuẩn gây nên một số bệnh (bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN