Thiếu máu do mắc các bệnh viêm nhiễm mãn tính

(3.57) - 24 đánh giá

Bệnh thiếu máu do các bệnh viêm nhiễm mãn tính (đôi khi được gọi là AI/ACD) xảy ra khi một bệnh nào đó kéo dài làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh của cơ thể. Thông thường, bệnh mãn tính ngăn cơ thể sử dụng chất sắt hiệu quả để tạo ra hồng cầu mới, thậm chí ngay cả khi nồng độ sắt bình thường hoặc rất cao trong cơ thể.

Do AI/ACD tiến triển từ từ, nên các triệu chứng có thể nhẹ hoặc chỉ có các triệu chứng của bệnh căn nguyên. Do thiếu tế bào hồng cầu khỏe mạnh nên máu không thể đưa đủ lượng oxy cần thiết đến các mô của cơ thể và các cơ quan, nên người bệnh thiếu máu có các triệu chứng như da nhợt nhạt, thờ ơ, yếu ớt, chóng mặt và tim đập nhanh.

Bệnh thiếu máu do các bệnh viêm và bệnh mãn tính là loại thiếu máu phổ biến thứ hai sau thiếu máu do thiếu sắt. Tỷ lệ thiếu máu thay đổi theo bệnh viêm nhiễm hoặc bệnh mãn tính bệnh nhân mắc phải. Có đến 60% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bị thiếu máu. Thiếu máu của bệnh mãn tính ảnh hưởng đến 28% bệnh nhân bệnh thận nhẹ và 87% bệnh nhân bệnh thận nặng. Gần như tất cả bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối đều thiếu máu.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây thiếu máu của bệnh mãn tính là gì?

Các chuyên gia y tế đã xác định một số bệnh mãn tính dẫn đến thiếu máu, bao gồm:

Bệnh viêm

Bệnh tạo ra phản ứng viêm trong cơ thể có thể gây thiếu máu do bệnh mãn tính vì nhiều lý do:

  • Các phản ứng viêm sản xuất cytokine, là protein bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và gây trở ngại cho quá trình hấp thu sắt và sản xuất tế hồng cầu.
  • Viêm có thể gây xuất huyết dẫn đến suy giảm số lượng hồng cầu.
  • Viêm hệ tiêu hóa có thể cản trở khả năng cơ thể hấp thụ chất sắt từ thực phẩm.

Các loại bệnh viêm gây thiếu máu bao gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm loét đại tràng
  • Bệnh Crohns
  • Bệnh viêm đường ruột
  • Lupus
  • Bệnh tiểu đường
  • Thoái hóa khớp.

Bệnh truyền nhiễm

Người mắc các bệnh truyền nhiễm có thể bị thiếu máu nếu hệ miễn dịch hoạt động mạnh dẫn đến ức chế sự tạo thành hồng cầu.

Cũng như các bệnh viêm nhiễm, bệnh truyền nhiễm có thể khiến hệ thống miễn dịch giải phóng các cytokine, cản trở khả năng cơ thể sử dụng sắt tạo ra hồng cầu. Cytokine cũng có thể ngăn chặn việc sản xuất và chức năng của erythropoietin, một hormone được sản xuất do thận để nhắc nhở tủy xương sản xuất hồng cầu.

Các bệnh truyền nhiễm được biết có thể dẫn đến thiếu máu bao gồm:

  • AIDS/HIV
  • Viêm gan
  • Lao
  • Viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng tim)
  • Viêm xương tủy (nhiễm trùng xương)

Suy thận

Những người bị bệnh thận có thể bị thiếu máu do bệnh khiến cho thận không thể sản xuất đủ erythropoietin. Bệnh thận có thể khiến cơ thể hấp thụ ít chất sắt, folate và chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra hồng cầu.

Bệnh nhân suy thận cũng có thể bị thiếu sắt do mất máu xảy ra trong quá chạy thận nhân tạo.

Ung thư

Một số loại ung thư kích thích giải phóng cytokine gây viêm, trở ngại việc sản xuất erythropoietin và tạo ra hồng cầu của tủy xương. Những loại ung thư này bao gồm:

  • Bệnh Hodgkin
  • Ung thư hạch bạch huyết phi Hodgkin
  • Ung thư phổi
  • Ung thư vú.

Ung thư cũng có thể làm ảnh hưởng đến việc sản xuất hồng cầu nếu ung thư xâm nhập vào tủy xương. Và phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị có thể dẫn đến thiếu máu nếu tủy xương bị tổn thương.

Bất cứ ai mắc một trong những bệnh mạn tính đều có thể bị thiếu máu, đặc biệt là người già sẽ có nguy cơ cao hơn.

Điều trị thiếu máu do bệnh viêm nhiễm mãn tính như thế nào?

Phương pháp điều trị tốt nhất là chữa lành bệnh căn nguyên. Khi bệnh căn nguyên giảm, tình trạng thiếu máu cũng sẽ giảm theo. Các bác sĩ có thể cố gắng kích thích sản xuất hồng cầu thông qua việc sử dụng:

  • Các loại thuốc kích thích sản xuất erythropoietin
  • Sử dụng erythropoietin nhân tạo
  • Tiêm sắt, vitamin B12 hoặc bổ sung axit folic.

Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể truyền máu để bổ sung số lượng hồng cầu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí những cách chăm sóc da đơn giản

(21)
Không phải tốn kém chi phí cho nhiều loại mỹ phẩm đắt tiền, bạn vẫn có thể sở hữu gương mặt rạng rỡ nếu biết những cách chăm sóc da mặt đơn giản ... [xem thêm]

6 dấu hiệu của bệnh bạch cầu mà mọi phụ nữ nên biết

(68)
Bệnh bạch cầu còn gọi là bệnh ung thư máu và phát triển trong tủy xương ở cơ thể người. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn biết thêm về bệnh bạch cầu và ... [xem thêm]

7 cách chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả và nhanh chóng

(31)
Đầy bụng khó tiêu không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng nó khiến bạn cực kỳ khó chịu. Cách chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả mà đơn giản nhất chính ... [xem thêm]

Tụt huyết áp ăn gì cho lên? 7 loại thực phẩm phục hồi huyết áp nhanh chóng

(50)
Tụt huyết áp ăn gì cho lên? Những món ăn cho người tụt huyết áp khá phổ biến, thậm chí luôn có sẵn trong căn bếp nhà bạn.Tụt huyết áp là một trong ... [xem thêm]

Cuộc sống của bạn sẽ như thế nào sau khi hiến thận?

(21)
Hiến thận là nghĩa cử cao đẹp nhưng bạn luôn cần cân nhắc thật kỹ đồng thời phải biết nên làm gì sau khi hiến thận để duy trì cơ thể khỏe mạnh ... [xem thêm]

Dựa vào tính cách của con để chọn cách nuôi dạy phù hợp

(66)
Cách bạn kỷ luật trẻ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Tính cách, hành vi của trẻ được hình thành là do cách nuôi dạy con của bạn. Bạn ... [xem thêm]

15 cách giảm cân tại nhà hiệu quả: cách nào hợp với bạn?

(51)
Ngay cả khi bạn luyện tập chăm chỉ ở phòng gym hay thường xuyên đến spa hút mỡ bụng thì vóc dáng vẫn có thể chẳng bao giờ thon thả như kỳ vọng. Vậy ... [xem thêm]

Rung lắc con, tưởng là đùa lại gây nguy hiểm

(95)
Tìm hiểu chungHội chứng rung lắc ở trẻ là bệnh gì?Hội chứng rung lắc ở trẻ còn được gọi là chấn thương đầu do ngược đãi, hội chứng rung động do ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN