Thực đơn rau củ và trái cây dành cho con yêu

(4.43) - 26 đánh giá

Rau củ và trái cây có tầm quan trọng như thế nào đối với chế độ ăn uống của bé? Bố mẹ nên cho con ăn bao nhiêu trái cây mỗi ngày là đủ?

Rau củ và trái cây đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tăng trưởng của trẻ nhỏ, đặc biệt là bé từ 2–4 tuổi. Chúng tôi xin cung cấp cho bạn cái nhìn khái quát về tầm quan trọng của loại thực phẩm này, đồng thời bật mí thực đơn rau củ và trái cây chi tiết ở mỗi bữa ăn cho bé yêu.

Rau củ

Rau củ là nguồn cung chất xơ chủ yếu với thành phần chính là vitamin C, A và kẽm. Ngoài ra, rau củ còn giúp sản sinh thêm các chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật và giúp làm giảm nguy cơ mắc phải ung thư và bệnh tim trong tương lai.

Bạn nên cho con yêu ăn nhiều loại rau củ với đa dạng các loại màu sắc khác nhau trong tuần, chẳng hạn như bông cải xanh, đậu, cà rốt, cà chua… Bằng cách này, bạn sẽ đảm bảo được con có đủ dưỡng chất thiết yếu từ rau củ.

Thực đơn rau củ mỗi ngày cho bé

Đối với trẻ từ 2–3 tuổi: 1 chén

Đối với trẻ 4 tuổi: 1 + 1/2 chén

Tương ứng mỗi đơn vị 1 chén đã nêu ở trên là một chén rau đã nấu chín, 2 lá rau sống, 1 quả cà chua lớn hoặc 2 củ cà rốt cỡ vừa.

Đối với trẻ từ 2–3 tuổi

  • 1/2 chén khoai lang nướng vào buổi trưa hoặc ăn nhẹ, 1/4 chén bông cải xanh đã nấu chín và ớt chuông đỏ vào buổi tối;
  • 1/2 chén khoai nghiền nướng kèm 1/4 chén cà chua băm nhỏ vào buổi trưa, 1/4 chén đậu Hà Lan nấu chín vào buổi tối;
  • 1/4 chén nấm xào trứng vào buổi sáng, 1/4 chén đậu xanh nấu chín cho buổi trưa, 1/4 chén cà chua bi thái nhỏ ăn nhẹ, 1/4 chén sốt cà chua vào buổi tối.

Đối với trẻ 4 tuổi

  • 1/2 chén xà lách (đã thái lát) trộn với 1/4 chén cà chua bi thái nhỏ vào buổi trưa, 1/4 chén bông cải trắng nấu chín và 1/4 chén thân bông cải xanh nấu chín để ăn nhẹ và 1/2 chén bắp luộc vào buổi tối;
  • 1/2 ly nước ép cà chua ít muối vào buổi sáng, nửa củ khoai lang nướng cho buổi trưa, 1/2 chén thân bông cải xanh nấu chín vào buổi tối;
  • 1/2 chén bí vàng nấu chín và 1 nửa trái bắp vào buổi trưa, 1/2 chén rau chân vịt nấu chín vào buổi tối.

Trái cây

Trái cây cũng là nguồn cung chất xơ dồi dào với thành phần chính là vitamin C, A và kali. Ngoài ra, trái cây cũng giúp sản sinh thêm các chất chống oxy hóa, chất chống lại bệnh tật và giúp làm giảm nguy cơ mắc phải ung thư và bệnh tim trong tương lai. Tương tự như rau củ, bạn cũng nên cho con ăn nhiều loại trái cây với màu sắc khác nhau để đảm bảo đủ dưỡng chất thiết yếu.

Thực đơn trái cây mỗi ngày cho bé

Đối với trẻ từ 2–3 tuổi: 1 chén

Đối với trẻ 4 tuổi: 1 hoặc 1 + 1/2 chén

Tương ứng mỗi đơn vị một chén là một chén trái cây tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp, 1/2 chén trái cây khô, 1 nửa quả táo lớn, 1 trái chuối dài khoảng 20–23 cm và 1 trái bưởi cỡ vừa (đường kính là 10 cm).

Đối với trẻ từ 2–3 tuổi

  • 1/4 chén dâu tây (thái lát) vào buổi sáng, 1/4 chén nho (cắt chia thành 4 phần) để ăn nhẹ, 1/2 chén sốt táo để dùng tráng miệng;
  • 1/4 chén việt quất vào buổi sáng, 1/2 nước ép lê đóng hộp cho buổi trưa hoặc xế nhẹ, 1/4 chén mâm xôi đông lạnh và đã thái nhỏ để dùng tráng miệng;
  • 1/2 chén chuối thái lát cho bữa sáng hoặc ăn nhẹ, 1/2 ly cocktail trái cây không đường để tráng miệng (đảm bảo thái nhỏ trái cây để tiện cho con dùng).

Đối với trẻ 4 tuổi

  • 1/2 chén chuối thái lát vào buổi sáng, 1/2 chén nho khô để ăn nhẹ, 1/2 chén dâu tây thái nhỏ để dùng tráng miệng;
  • Một nửa trái táo (thái lát) ăn nhẹ, 1 nửa trái cam (cắt thành phần nhỏ) cho buổi trưa, 1/2 chén đào hộp để dùng tráng miệng;
  • Một nửa trái bưởi vào buổi sáng, 1/2 chén táo cho buổi trưa, 1/2 chén quả mọng (nho, mận, sơ ri,…) thái nhỏ để dùng tráng miệng.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những nguồn thông tin hữu ích về rau củ và trái cây, giúp gia đình bạn và đặc biệt là con yêu có món ăn trọn vẹn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách lựa chọn thực phẩm giúp bạn bảo vệ răng miệng

(19)
Bên cạnh vấn đề vệ sinh thì sử dụng thực phẩm tốt cho răng miệng cũng góp phần không nhỏ để giúp bạn có một hàm răng trắng sáng và khỏe đẹp.Như ... [xem thêm]

Cách làm giò thủ ngon, giòn thơm, ăn không ngán, ai cũng mê

(74)
Giò thủ hay còn gọi là giò xào là món ăn không thể thiếu của nhiều gia đình trong dịp lễ, Tết. Bạn muốn tự làm giò thủ để đãi khách trong dịp Tết ... [xem thêm]

10 nguyên nhân chính khiến bạn căng thẳng (stress)

(66)
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căng thẳng (stress) như chấn thương tâm lý, ly hôn, áp lực công việc, tài chính… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ... [xem thêm]

Cơ chế glucagon và insulin

(96)
Insulin và glucagon là hai hormone giúp điều chỉnh nồng độ đường (glucose) trong máu. Glucose hấp thụ từ thức ăn, đóng vai trò làm nhiên liệu quan trọng cho cơ ... [xem thêm]

Rối loạn trầm cảm dai dẳng

(41)
Tìm hiểu chungRối loạn trầm cảm dai dẳng là bệnh gì?Rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay còn gọi là chứng trầm cảm thường xuyên, là một loại bệnh trầm ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não

(51)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Steroid và những rủi ro mang lại

(13)
Steroid là gì? Steroid, còn được gọi là “roids” hoặc “nước cốt” giống hoặc gần giống một số hormone trong cơ thể. Cơ thể sản xuất steroid tự nhiên ... [xem thêm]

8 cách làm đẹp với Bột Baking Soda (Thuốc Muối)

(24)
Baking soda là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp mỗi gia đình và được xem là “cứu cánh” trong hàng loạt các vấn đề khác nhau từ nấu nướng, dọn dẹp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN