Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Thủng màng nhĩ ở trẻ em có phải là điều đáng lo?

(3.85) - 79 đánh giá

Theo nghiên cứu, tỷ lệ thủng màng nhĩ ở trẻ em thường cao hơn so với người lớn. Do đó, là cha mẹ, bạn cần hết sức chú ý đến việc chăm sóc tai cho trẻ.

Sức khỏe của con cái luôn là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Mới đây, câu chuyện về cô bé 2 tuổi tại ở Trung Quốc bị thủng màng nhĩ do mẹ không cẩn thận khi lấy ráy tai đã dấy lên những cảnh báo về các sai lầm trong việc chăm sóc đôi tai cho trẻ. Để hiểu hơn về cách vệ sinh tai cho bé cũng như cách phát hiện tình trạng thủng màng nhĩ ở trẻ em, hãy cùng Chúng tôi theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây.

Thủng màng nhĩ ở trẻ em

Màng nhĩ là lớp màng mỏng phân chia giữa tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ có hình bầu dục, hơi lồi và nằm nghiêng một góc 30 độ so với ống tai. Ở trẻ em, màng nhĩ thường mỏng hơn người lớn nhưng theo thời gian, màng nhĩ sẽ trở nên dày và có độ đàn hồi tốt hơn.

Chức năng của màng nhĩ là tiếp nhận sóng âm thanh từ bên ngoài vào để tạo nên rung động rồi dẫn truyền nó đến tế bào cảm nhận ở tai trong giúp chúng ta có thể nghe được. Do đó, nếu màng nhĩ bị thủng, khả năng rung của màng nhĩ sẽ suy giảm, dẫn đến tình trạng mất thính giác tạm thời. Nếu không được chữa trị, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ ở trẻ em

Lý do phổ biến nhất gây thủng màng nhĩ ở trẻ em là nhiễm trùng tai. Tình trạng này khiến mủ tích tụ phía sau màng nhĩ, làm tăng áp lực lên màng nhĩ khiến tấm màng này bị kéo căng ra, dẫn đến rách. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân phổ biến khác như:

  • Chấn thương trực tiếp: Do bị vật lạ đâm vào tai, côn trùng chui vào tai gây chấn thương, bất cẩn trong khi lấy ráy tai để dụng cụ đâm vào màng nhĩ
  • Chấn thương gián tiếp: Do áp lực quá mạnh tác động lên màng nhĩ (âm thanh có cường độ quá lớn), xảy ra khi bị người khác tát (bạt) tai hoặc do lặn quá sâu dưới nước.

Làm thế nào để biết trẻ bị thủng màng nhĩ?

Nếu màng nhĩ của trẻ gặp vấn đề, bạn sẽ thấy khả năng nghe của trẻ bị giảm sút đáng kể hoặc thậm chí trẻ không nghe thấy bạn gọi. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác mà bạn cần lưu ý như:

  • Tai bé có dịch mủ hoặc có máu chảy ra
  • Tai bé bị đau đột ngột từ nhẹ đến nặng, sau đó cơn đau lại giảm đột ngột
  • Bé quấy khóc, mệt mỏi, hay đưa tay móc bên tai có màng nhĩ bị thủng
  • Nếu nguyên nhân gây thủng màng nhĩ là do viêm tai giữa, trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt nóng, đau nhức trong tai, ù tai, nghe kém.

Cách chẩn đoán thủng màng nhĩ ở trẻ em

Nếu nhận thấy trẻ có các triệu chứng trên, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ nhìn vào ống tai của trẻ bằng một dụng cụ được gọi là ống soi tai và xác định tình trạng của màng nhĩ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu chất lỏng chảy ra từ tai trẻ để kiểm tra. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được đề nghị cho trẻ thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra thính giác.

Phương pháp điều trị thủng màng nhĩ ở trẻ em

Màng nhĩ bị rách thường sẽ lành lại trong 3 tháng, vì vậy trẻ sẽ không cần phương pháp điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây thủng màng nhĩ là do viêm nhiễm, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh để điều trị dứt điểm tình trạng này. Trong trường hợp các vết rách này không tự lành hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các thủ thuật để vá màng nhĩ.

Theo báo cáo của Trường Đại học Y Stanford (Hoa Kỳ), nhìn chung, các trường hợp thủng màng nhĩ ở trẻ nếu được điều trị kịp thời thì sẽ rất nhanh hồi phục, khoảng 68% chữa lành trong vòng 1 tháng và 94% trong vòng 3 tháng.

Nếu không được điều trị, tình trạng thủng màng nhĩ ở trẻ em có thể khiến bé gặp các biến chứng nào?

Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, trẻ có thể bị mất thính lực vĩnh viễn. Ngoài ra, việc chữa trị không đúng cách cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma (một khối mô có đặc tính phát triển, ăn mòn, phá hủy các thành phần của tai và các cấu trúc lân cận).

Không những vậy, căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nặng hơn do ổ viêm xâm lấn vào các vùng lân cận như viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên, liệt mặt… Vì vậy, nếu nghi ngờ trẻ bị thủng màng nhĩ, điều quan trọng nhất cần làm là đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Làm thế nào để giúp trẻ bị thủng màng nhĩ nhanh hồi phục?

  • Giữ cho tai trẻ luôn khô ráo trong quá trình điều trị. Bạn nên hạn chế cho trẻ đi bơi.
  • Tránh để trẻ xì mũi mạnh cho đến khi vết rách màng nhĩ lành lại.

Bảo vệ đôi tai của trẻ bằng những biện pháp đơn giản và an toàn

Rất nhiều cha mẹ nghĩ rằng lấy ráy tai thường xuyên sẽ giúp tai trẻ sạch sẽ và ít bị bệnh. Thế nhưng, thực tế, việc lấy ráy tai thường xuyên là không cần thiết bởi đa phần, ráy tai sẽ tự thoát ra ngoài.

Ngoài ra, ráy tai còn rất hữu ích trong việc ngăn cản bụi bẩn, làm ẩm, bôi trơn ống tai và giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Tuy nhiên, nếu ráy tai đóng quá nhiều và khiến trẻ khó chịu, bạn có thể vệ sinh tai và lấy ráy tai cho bé theo những cách sau:

  • Kết hợp vệ sinh tai cho trẻ trong quá trình tắm bởi lúc này tai bé đã ướt sẵn. Khi vệ sinh, bạn dùng khăn mềm hoặc tăm bông thấm nước ấm và nhẹ nhàng lau vùng vành tai, tập trung vào những vùng có nếp gấp.
  • Để lấy ráy tai cho trẻ, bạn có thể mua thuốc nhỏ từ hiệu thuốc, nhỏ vài giọt vào tai và đặt trẻ nằm nghiêng để ráy tai chảy ra ngoài.
  • Nếu ráy tai đóng quá cứng, bạn không nên dùng vật cứng để lấy. Hãy làm mềm ráy tai bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai trẻ, đợi ráy tai mềm ra rồi mới lấy. Ttrong trường hợp ráy tai nằm quá sâu, bạn đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được vệ sinh an toàn, đúng cách.
  • Bạn nên tránh ngoáy tai cho bé bằng tăm bông vì điều này có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dùng các đồ vật như kẹp tóc, những vật sắc nhọn để lấy ráy tai cho bé bởi điều này rất dễ gây trầy xước, nhiễm trùng và làm thủng màng nhĩ của bé.
  • Khi vệ sinh tai cho trẻ, bạn cần phải hết sức tập trung, không vừa làm vừa chơi đùa, không để tự bé cầm tăm bông hay dụng cụ lấy ráy tai. Ngoài ra, bạn chỉ nên lấy phần ráy ướt ở bên ngoài, tuyệt đối không cho dụng cụ vào sâu trong tai của trẻ.
  • Nếu thấy trẻ bị chảy máu tai, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra ngay. Tùy theo mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị phù hợp.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đã biết chăm sóc tai bé đúng cách để bé có một đôi tai không chỉ sạch mà còn luôn khỏe.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Chứng dị ứng ở trẻ nhỏ: Những điều phụ huynh cần chú ý

(42)
Những thực phẩm gây dị ứng có thể gây ra các triệu chứng, vấn đề khó chịu trên hệ thống hô hấp, tiêu hóa… Thậm chí, bạn còn có nguy cơ tử vong nếu ... [xem thêm]

8 cách bảo vệ răng hiệu quả cho trẻ

(82)
Là bậc phụ huỵnh, hẳn bạn luôn quan tâm đến vấn đề răng miệng của con mình và luôn tìm cách bảo vệ răng cho trẻ. Vậy đâu là những cách hữu hiệu ... [xem thêm]

Thay đổi sợi bọc tuyến vú

(76)
Thay đổi sợi bọc tuyến vú là một tổn thương lành tính (không phải ung thư) ở vú, xảy ra phổ biến ở phụ nữ còn kinh. Trước đây, tình trạng này còn ... [xem thêm]

Những công dụng tuyệt vời của dầu mè đối với sức khỏe

(12)
Dầu mè là một loại dầu thực vật có tác dụng giảm huyết áp cũng như tốt cho sự phát triển của tóc. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về các công dụng tuyệt vời ... [xem thêm]
Đang tải ...

[Infographic] Dạy trẻ quy tắc an toàn khi con ở nhà một mình

(76)
Chuyện cho con ở nhà một mình thật ra không quá đáng sợ nếu bạn dạy trẻ những quy tắc an toàn khi con ở nhà một mình. Đôi khi vì công việc hay một vấn ... [xem thêm]

Ăn gì để luôn tràn đầy năng lượng?

(67)
Các khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, học tập và làm việc có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, tăng stress và thu hẹp quỹ thời gian dành cho ăn uống ... [xem thêm]

Mẹo chống muỗi đơn giản mà hiệu quả cho trẻ

(11)
Những chủng loại muỗi khác nhau có sở thích khác nhau, chẳng hạn như loại muỗi mang theo mầm bệnh sốt rét sẽ thích làn da có nhiều mồ hôi và vi khuẩn, còn ... [xem thêm]

Là phụ nữ, bạn không nên bỏ qua 5 món này!

(31)
Cơ thể của phụ nữ luôn cần nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác nhau phụ thuộc vào mỗi cơ quan riêng biệt. Bạn đã biết về điều này? Việc sở ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...