Tại sao đôi khi bạn có những suy nghĩ bạo lực?

(3.5) - 76 đánh giá

Tại sao đôi khi bạn có những suy nghĩ bao lực nảy sinh trong đầu. Và đâu là dấu hiệu cũng như cách ngăn chặn những suy nghĩ này?

Đã bao giờ bạn có những suy nghĩ về việc thực hiện hành vi bạo lực với những người thân yêu của bạn hoặc những người khác? Khi bạn có những suy nghĩ khác thường này, bạn có thể sợ chia sẻ cảm giác này với bạn bè hoặc gia đình bởi e sợ nó là một dấu hiệu của bệnh về tâm lý – thần kinh. Tư tưởng bạo lực của bạn là cách thể hiện sự tức giận của bạn. Mặc dù những ý nghĩ đó có thể là một phản ứng tự nhiên, bạn vẫn nên nhận ra các dấu hiệu để ngăn chặn những hành động theo suy nghĩ bạo lực của bạn. Khi biết được những dấu hiệu và lý do tại sao bản thân lại có những suy nghĩ bạo lực đó, bạn có thể tìm cách ngăn mình khỏi việc làm tổn thương người khác, nhất là những người bạn yêu thương.

Cách nhận biết ý nghĩ bạo lực?

Để thực sự nhận ra những suy nghĩ bạo lực của bản thân, bạn nên nỗ lực tự đánh giá chính mình. Bạn đang cảm thấy gì? Bạn phản ứng thế nào về việc đang xảy ra? Bạn có thực sự muốn làm tổn thương người đó?

Suy nghĩ bạo lực được xem là một loại của nỗi sợ hãi căng thẳng và khá phổ biến. Chúng là những suy nghĩ đáng sợ về những gì có thể xảy ra với bạn hoặc một người nào đó mà bạn quan tâm, hoặc những gì bạn có thể làm đối với bản thân hoặc người khác.

Điều đầu tiên cần thiết, bạn phải nhận ra rằng những suy nghĩ bạo lực chỉ đơn giản là những suy nghĩ – cùng loại với các suy nghĩ mà hầu hết mọi người có và quên. Những người có rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) có nhiều nguy cơ xuất hiện những tư tưởng bạo lực. Họ không thể quên chúng và ngày càng ám ảnh nhiều hơn qua suy nghĩ bằng cách nghĩ về nó nhiều lần.

Suy nghĩ bạo lực có thể liên quan đến cả hình ảnh và xung động tâm thần. Bạn có thể nhìn thấy mình đánh, đâm, bóp cổ, cắt xén, hoặc làm bị thương người khác hoặc đôi khi chính mình, sử dụng các vật sắc hoặc nhọn, hoặc nhảy vào đường ray tàu hỏa hay ô tô, ra khỏi cửa sổ, hoặc nhảy khỏi ban công, các tòa nhà, hoặc khác nơi cao.

Tại sao bạn có những suy nghĩ bạo lực?

Bạn có thể có những suy nghĩ bạo lực nhưng không biết lý do tại sao. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn có thể có những suy nghĩ như vậy:

Hoảng sợ hoặc lo âu căng thẳng

Trong một số trường hợp, những suy nghĩ bạo lực là một phần của hoảng sợ hoặc lo lắng dữ dội. Suy nghĩ bạo lực xuất hiện để giúp bạn giải tỏa lo lắng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những suy nghĩ bạo lực lại khiến bạn tăng thêm nỗi sợ hãi liên quan tới sự lo lắng đã trải qua. Những tư tưởng bạo lực giữ bạn khỏi lo lắng và tiếp tục vòng xoáy tạo ra sự sợ hãi.

Trí tưởng tượng thuần túy

Trí tưởng tượng của bạn là một trong những nguyên nhân của suy nghĩ bạo lực. Hầu như tất cả mọi người đều có những suy nghĩ bạo lực thoáng qua, nhưng họ quên những suy nghĩ này nhanh cũng như khi chúng xuất hiện. Điều này có thể khác nhau với những người đang lo lắng vì họ thường sống trên tư tưởng bạo lực. Miễn là bạn không kết nối những ý nghĩ này với sự lo lắng và giữ giá trị nội tâm tốt đẹp, chúng thực sự vô hại.

Những vấn đề về não bộ

Sau một cơn đột quỵ, chấn thương đầu hay nhiễm trùng và các bệnh nhất định, não bạn có thể bị tổn thương. Tổn thương này gây những vấn đề trong giao tiếp giữa phần phía trước của não bộ và các cấu trúc sâu hơn. Những cấu trúc não này sử dụng một chất dẫn truyền thần kinh, một sứ giả hóa học gọi là serotonin, có trách nhiệm gửi tin nhắn giữa các tế bào não. Những dẫn truyền thần kinh có liên quan trong việc điều chỉnh tất cả mọi thứ từ sự lo lắng, đến trí nhớ, giấc ngủ. Nếu serotonin bất thường trong điều chỉnh sự lo lắng, nó có thể gây ra những suy nghĩ bạo lực. Điều này cũng có nghĩa là khả năng hạn chế bạo lực và tư tưởng bạo lực của bạn giảm sút.

Căng thẳng

Căng thẳng không gây ra những suy nghĩ bạo lực. Tuy nhiên, nếu bạn không điều trị căng thẳng đúng cách, stress có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy nghĩ về vấn đề bạo lực của bạn. Vấn đề tại trường học hoặc nơi làm việc, áp lực thi cử tại đại học và các vấn đề bình thường hàng ngày là những yếu tố góp phần làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của những tư tưởng bạo lực.

Loại bỏ suy nghĩ bao lực không phải là việc dễ dàng cho những người thường xuyên nghĩ về bạo lực và lo lắng. Bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của một nhà tâm lý học kinh nghiệm. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên thường xuyên giữ tâm trí chứa đầy những cảm xúc và suy nghĩ tích cực bởi nó sẽ giúp bạn chống lại những suy nghĩ tiêu cực một cách hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 bài tập cổ tay và bàn tay giúp bạn đỡ mỏi

(86)
Những bài tập cổ tay và bàn tay có thể giúp bạn thư giãn nhẹ nhàng và giảm bớt cảm giác mệt mỏi giữa giờ làm căng thẳng. Bạn chỉ cần bỏ ra vài phút ... [xem thêm]

Mách mẹ bầu bí quyết giảm ù tai khi mang thai

(61)
Ù tai khi mang thai là triệu chứng thai kỳ khá phổ biển. Mặc dù không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng nó lại khiến bạn cảm thấy ... [xem thêm]

Cho con bú có thật sự gây chảy xệ ngực?

(25)
Hẳn bạn sẽ băn khoăn việc cho con bú sữa mẹ ảnh hưởng như thế nào tới bầu ngực, nhưng hãy làm như trái tim bạn mách bảo. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ... [xem thêm]

[Infographic] Dạy trẻ quy tắc an toàn khi con ở nhà một mình

(76)
Chuyện cho con ở nhà một mình thật ra không quá đáng sợ nếu bạn dạy trẻ những quy tắc an toàn khi con ở nhà một mình. Đôi khi vì công việc hay một vấn ... [xem thêm]

Những điều bố mẹ nên biết khi cho bé ăn dặm

(46)
Khi bé bắt đầu tập ăn dặm cũng là lúc bạn cần phải suy nghĩ xem nên lựa chọn những thực phẩm nào để tốt cho con em mình. Hiện nay, có rất nhiều loại ... [xem thêm]

7 quan niệm sai lầm về vắc-xin phòng cúm

(42)
Cúm có thể lây lan và xảy ra theo mùa, tuy nhiên việc tiêm vắc xin cúm không có nghĩa rằng bạn sẽ hoàn toàn ngăn ngừa được chứng bệnh này.Bạn đã bao giờ ... [xem thêm]

Trẻ biếng ăn: Nguyên nhân do đâu và giải pháp kịp thời

(81)
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ biếng ăn là nỗi vất vả của nhiều bậc cha mẹ. Khi bé yêu mắc chứng biếng ăn, bạn thường có xu hướng ép con ... [xem thêm]

6 loại thực phẩm cực kỳ tốt mà phái đẹp không nên bỏ qua

(17)
Bạn yêu thích ăn uống nhưng bạn cũng thích cơ thể luôn khỏe mạnh với vóc dáng thon thả? Bạn đang băn khoăn không biết loại thực phẩm nào tốt cho mình và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN