Thuốc giãn mạch điều trị tăng huyết áp bằng cách nào?

(4.26) - 72 đánh giá

Thuốc giãn mạch điều trị tăng huyết áp bằng cách nào? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về thuốc để sử dụng khi điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Khi điều trị tăng huyết áp, bác sĩ thường kê toa nhiều loại thuốc khác nhau cho bạn. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về thuốc giãn mạch, một loại thuốc rất thường gặp nhằm hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.

Các loại thuốc giãn mạch

Thuốc giãn mạch là một nhóm các loại thuốc bao gồm hydralazine hydrocholoride (apresoline) và minoxidil (loniten).

Công dụng của thuốc giãn mạch

Thuốc được kê toa nhằm ngăn ngừa một số tình trạng bệnh lý nhất định, bao gồm:

  • Huyết áp cao;
  • Tiền sản giật hoặc sản giật (tăng huyết áp trong khi mang thai hoặc sinh);
  • Tăng áp phổi (huyết áp cao ảnh hưởng đến mạch máu trong phổi);
  • Suy tim.

Thuốc giãn mạch hoạt động theo cơ chế nào?

Thuốc làm giãn các thành động mạch và tĩnh mạch, ngăn ngừa co thắt mạch máu. Điều này giúp làm giãn nở các mạch máu. Do đó, máu sẽ lưu thông dễ dàng hơn và giúp làm hạ huyết áp. Thuốc được sử dụng khi các loại thuốc khác không thể kiểm soát được huyết áp.

Thuốc làm giãn mạch tác động trực tiếp lên các thành mạch.

Tác dụng phụ của thuốc

Giống như các loại thuốc khác, thuốc giãn mạch cũng có tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này sẽ có mức độ từ nhẹ đến nặng và cần sự quan sát của bác sĩ.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc gồm có:

  • Hydralazine gây nhức đầu, rối loạn nhịp tim, phù quanh mắt hoặc đau khớp;
  • Minoxidil làm dịch tích tụ trong cơ thể (trọng lượng của bạn sẽ tăng đáng kể) và tóc, lông mọc nhanh quá mức;
  • Các phản ứng phụ khác gồm khó thở, buồn nôn, nôn ói, đau ngực hoặc đỏ bừng mặt.

Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và thường biến mất sau vài ngày. Bạn không nên tự ý ngưng dùng thuốc hẳn mà cần tham vấn thêm bác sĩ càng sớm càng tốt.

Thuốc giãn mạch được sử dụng để hỗ trợ các thuốc khác trong điều trị tăng huyết áp. Chúng thường không phải là thuốc ưu tiên. Bạn có thể tham khảo những thông tin trên để hỗ trợ quá trình điều trị huyết áp của mình thêm hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ bầu biết những gì về hiện tượng vỡ ối non?

(46)
Tình trạng vỡ ối non hiếm khi xảy ra nhưng lại là biến chứng thai kỳ nguy hiểm, có nguy cơ khiến mẹ bầu sinh non cũng như gặp phải các tình trạng nguy hiểm ... [xem thêm]

10 rủi ro sức khỏe có thể xảy ra nếu bạn bị nghiện rượu

(77)
Bị nghiện rượu hoặc thường xuyên uống rượu sẽ gây hại cho sức khỏe vì rượu khiến mọi cơ quan trong cơ thể phải chịu tác động xấu.Khi cơ thể hấp ... [xem thêm]

Bất ngờ với tác dụng của các thuốc tẩy lông theo toa

(47)
Tại sao bạn phải chịu khổ sở với các cách tẩy lông gây đau đớn, kéo dài, tốn kém và khó chịu trong khi chỉ cần uống một viên thuốc tẩy lông kê toa ... [xem thêm]

4 quy tắc bất thành văn trong lớp tập yoga

(69)
Yoga giúp bạn thư giãn và giải phóng tâm trí, nhưng cũng như các lớp học khác, mỗi lớp yoga sẽ có những nguyên tắc cần tuân thủ. Có thể bạn không biết vì ... [xem thêm]

3 bí quyết mua đồ ngủ giúp bạn say giấc nồng

(57)
­Bạn thường mua đồ ngủ giá rẻ vì cho rằng đây là trang phục mặc ở nhà nên chẳng sợ ai nhìn thấy? Thật ra, bộ đồ ngủ không thoải mái có thể là một ... [xem thêm]

Vấn nạn bạo lực học đường đang tràn lan, bạn có chắc con mình được an toàn?

(86)
Dù ngôi trường con bạn đang theo học có tốt đến đâu thì tình trạng bạo lực học đường vẫn có thể xảy ra. Do đó, bạn nên tìm hiểu các biểu hiện của ... [xem thêm]

Đau đầu do căng thẳng hay là báo hiệu cơn đột quỵ?

(60)
Bạn đang căng thẳng? Bạn hay bị đau nhói ở đầu, và bạn cảm thấy không ổn? Bạn lo lắng rằng đó là triệu chứng của cơn đột quỵ? Câu trả lời có ... [xem thêm]

6 lợi ích của vitamin B3 đối với sức khỏe bà bầu

(10)
Khoảng 60% bà bầu bị thiếu vitamin B3, tình trạng này rất đáng báo động bởi lợi ích của vitamin B3 là giảm nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh.Trong thời ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN