Tiểu đường và bệnh tim

(3.71) - 66 đánh giá

Nhiều người mắc tiểu đường đồng thời cũng mắc bệnh tim. Trong quá trình chăm sóc bản thân khi đang mắc bệnh tiểu đường, những việc như kiểm soát đường huyết, tập thể dục, chế độ ăn hợp lý cũng rất có lợi cho tim của bạn.

Thật quan trọng khi bạn hiểu được những nguy cơ tiểm ẩn và làm giảm những nguy cơ đó.

Bên cạnh bệnh tiểu đường, liệu bạn cũng có:

  • Một vòng bụng lớn hơn 89 cm ở nữ giới hoặc 102 cm ở nam giới?
  • HDL cholesterol thấp (HDL là một cholesterol tốt cho cơ thể)?
  • Tăng cao cholesterol “xấu” (LDL) hoặc triglyceride ( một loại khác của mỡ máu)?
  • Cao huyết áp?
  • Thậm chí cao hơn ngưỡng 130/85 mmHg?

Nếu bạn không chắc, bác sĩ của bạn có thể kiểm tra tất cả những điều trên cho bạn.

Có thể bạn cũng:

  • Hút thuốc lá?
  • Có ai trong gia đình bạn mắc bệnh tim?
  • Ăn nhiều chất béo bão hoà, cholesterol và đường.

Bác sĩ của bạn cần những thông tin trên để giúp bạn lập một kế hoạch nhằm cải thiện sức khoẻ.

Các loại bệnh tim

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ:

Bệnh mạch vành: Mạch vành nằm trong tim. Lắng đọng mỡ còn gọi là mảng vữa, có thể làm hẹp động mạch vành. Nếu mảng vữa này đột nhiên bị vỡ ra, nó có thể gây cơn đau tim. Bạn cần phải tập thể dục, ăn uông hợp lý và không hút thuốc lá. Cơn đau tim này có thể đến từ bệnh mạch vành hoặc từ bệnh tiểu đường. Nó rất nguy hiểm và có thể chết người, vì vậy hãy kiểm soát và theo dõi bệnh tình của bạn.

Bệnh suy tim sung huyết: Đây là một căn bệnh tiến triển do tim không còn khả năng bơm máu hiệu quả. Triệu chứng chính là thở gấp (ngắn và nhanh) khi bạn vận động và phù chân.

Có nhiều người mắc cả hai bệnh trên.

Hãy hành động!

Nếu bạn đang hút thuốc, đã đến lúc từ bỏ. Hãy đặt lịch khám và đến gặp bác sĩ của bạn. Nếu bạn đã cố bỏ thuốc lá trước đó, vẫn chưa quá trễ. Nhiều người đã cố gắng nhiều lần trước khi họ từ bỏ được nó.

Hầu hết tất cả những ai mắc tiểu đường đều có thể hưởng lợi từ việc tập thể dục vì điều này tốt cho tim mạch và giúp kiểm soát đường huyết của bạn. Thậm chí chỉ cần đi nhanh, vì vậy bạn không cần phải đến phòng tập thể dục.

Nếu bạn không thể thực hiện bây giờ, hãy cho bác sĩ biết. Họ có thể cho bạn biết làm những việc gì là an toàn.

Một số người mắc tiểu đường cần uống thuốc để hạ huyết áp hoặc cải thiện tình trạng tăng cholesterol. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống liều thấp aspirin hằng ngày để bảo vệ khỏi bệnh tim.

Hãy luôn chăm sóc sức khoẻ. Tái khám đầy đủ và cho bác sĩ biết bạn đang làm gì. Cùng nhau thực hiện, bạn có thể giúp cho tim mình khoẻ mạnh hơn.

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/diabetes/guide/diabetes-link-to-heart-disease

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Hà Xuân Nam - TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh tiểu đường là một vấn đề sức khỏe nổi trội ở Mỹ và trên toàn thế giới

(78)
Hiện nay, có hàng triệu người đã được chẩn đoán hoặc vẫn chưa nhận ra trạng thái kháng insulin cũng như các tác dụng phụ của bệnh tiểu đường loại 2. ... [xem thêm]

Triệu chứng và biến chứng của tiểu đường thai kỳ

(34)
Bạn có thể đã bị sốc khi phát hiện ra rằng bạn bị tiểu đường thai kỳ – nhiều phụ nữ không có dấu hiệu cụ thể. Các dấu hiệu của bệnh tiểu ... [xem thêm]

Cách xử lý với tình huống dùng insulin quá liều

(66)
Toát mồ hôi, run tay, lo lắng và căng thẳng và có những dấu hiệu của nhầm lẫn là những triệu chứng cơ bản cho thấy lượng đường trong máu (glucose) giảm. ... [xem thêm]

Dấu hiệu và biến chứng của bệnh đái tháo nhạt thai kỳ

(42)
Bệnh đái tháo nhạt khi mang thai là một chứng rối loạn hiếm gặp và thường xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Khi bị bệnh đái tháo nhạt, bạn sẽ có ... [xem thêm]

Xét nghiệm – bạn cần hỏi bác sĩ những gì

(66)
Xét nghiệm – Danh sách câu hỏi tham khảo để hỏi bác sĩ. Link download file PDF Bạn có thể điền vào phần in màu xanh của phiếu sau và in ra. Chỉ phần chữ ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị bệnh lý thần kinh do tiểu đường

(69)
Đau thần kinh do tiểu đường (còn gọi là bệnh lý thần kinh do tiểu đường) có thể nặng, dai dẳng và khó điều trị. Triệu chứng có thể bắt đầu bằng ... [xem thêm]

Sự tăng cân ảnh hưởng đến cơ thể của bạn như thế nào?

(21)
Bạn sẽ trải qua một vài sự thay đổi ngay cả khi bạn không mong đợi. Số cân nặng mà bạn nhìn thấy mới chỉ là một nửa của “câu chuyện”. Bạn cũng ... [xem thêm]

6 lời khuyên về chăm sóc da cho người bệnh tiểu đường

(67)
Bệnh tiểu đường khiến bạn tăng nguy cơ bị các vấn đề về da, nhưng bạn có thể thực hiện nhiều biện pháp để giữ làn da khỏe mạnh. Những lời khuyên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN