Bệnh tiểu đường và bàn chân

(4.04) - 100 đánh giá

Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương thần kinh ở tay và chân của bạn. Chúng được gọi là thần kinh ngoại vi. Khi gặp tình trạng này cần chăm sóc da và bàn chân cẩn thận hơn.

Những tổn thương nhỏ, ví dụ đi giày chật, có thể dẫn đến những vấn đề lớn. Bởi vì vết chai, mụn nước, vết loét, nhiễm trùng và loét chân thường xảy ra ở những vị trí mà thần kinh bị tổn thương gây mất cảm giác. Do đó bạn có thể không phát hiện ra các tổn thương này.

Đồng thời, người bệnh tiểu đường kiểm soát đường máu kém cũng có một số vấn đề khác như đề kháng yếu với vi khuẩn và tuần hoàn máu kém do đó sẽ chậm liền vết thương. Điều này có nghĩa là chỉ cần một vết cắt nhỏ cũng có thể trở thành một vết loét hoặc một nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Chăm sóc bàn chân cẩn thận sẽ giúp bạn phòng ngừa được điều này.

Chăm sóc bàn chân như thế nào

Chăm sóc bàn chân rất dễ. Tốt nhất là làm việc này trong lúc tắm rửa hoặc trước khi đi ngủ. Hãy nhớ rằng chăm sóc tốt bàn chân cũng có nghĩa là bạn cần đến gặp bác sĩ sớm ngay khi phát hiện các tổn thương để tránh chúng trở nên nặng nề hơn.

Thực hiện các thói quen sau:

  • Kiểm tra chân hàng ngày. Rửa và lau khô chân. Sử dụng một chiếc gương nhỏ cầm tay để kiểm tra hai bàn chân. Kiểm tra các vết cắt, bọng nước, vết nứt nẻ, tình trạng khô da, đỏ da, sưng tấy hoặc đau các đầu ngón chân, kẽ chân và lòng bàn chân.
  • Xức phấn vào giữa các kẽ chân. Điều này giúp các vùng da ở đây khô ráo, tránh bị nhiễm nấm.
  • Bôi kem lên cẳng chân và bàn chân để tránh bị khô và nẻ. Tuy nhiên không bôi kem vào kẽ chân vì có thể gây ra nhiễm nấm.
  • Cắt tỉa móng chân. Sử dụng cây giũa để giũa móng chứ không dùng kìm cắt để tránh tổn thương da.
  • Bảo vệ đôi chân. Thường xuyên mang giày để bảo vệ chân bạn khỏi chấn thương. Không sử dụng túi sưởi hoặc chai nước nóng để làm ấm chân vì có thể bị bỏng mà bạn không cảm nhận được.
  • Kiểm tra sức khỏe. Mỗi lần kiểm tra sức khỏe cần chắc chắn rằng bác sĩ đã khám đôi chân của bạn.
  • Không tự ý sử dụng các thuốc điều trị. Chúng có thể gây hại cho chân bạn. Hãy để bác sĩ điều trị cho bạn.
  • Mang giày đúng cỡ. Và luôn luôn mang tất(vớ).

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/diabetes/guide/peripheral-neuropathy-foot-skin-care

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Thị Thùy Linh - TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách chăm sóc bệnh tiểu đường thai kỳ trước và sau sinh

(43)
Nếu bị tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn trong quá trình mang thai. Thai phụ nên Đặt lịch hẹn khám thai thường xuyên hơn Xét ... [xem thêm]

Bốn bước để kiểm soát bệnh tiểu đường

(46)
Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do vì sao chúng ta cần có nhóm chăm ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và làn da

(65)
Bạn cần một lý do để kiểm soát tốt mức đường huyết? Bởi vì điều này có thể giúp bạn tránh được những vấn đề về da. Những vấn đề về da liên ... [xem thêm]

Dấu hiệu sớm và triệu chứng của bệnh đái tháo đường

(32)
Dịch bài: Nguyễn Ngô Diệu Thảo Như thế nào để nhận ra liệu bạn có đang mắc bệnh đái tháo đường hay không? Hầu hết các triệu chứng sớm bắt nguồn ... [xem thêm]

Những tác động của bệnh tiểu đường lên cơ thể bạn

(20)
Kiểm soát bệnh tiểu đường tốt sẽ giúp bạn phòng tránh các biến chứng trên các cơ quan sau: Tim và các mạch máu Mắt Thận Thần kinh Đường tiêu hóa Răng ... [xem thêm]

Suy giáp

(48)
Tổng quan Suy giáp là gì? Suy giáp (còn gọi là thiểu năng tuyến giáp hay nhược năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một vài loại ... [xem thêm]

Dùng chỉ số đường huyết thực phẩm (glycemic index – GI) như thế nào?

(50)
Một số thực phẩm có thể làm đường huyết của bạn tăng vọt rất nhanh. Đó là vì loại carbohydrate (carb) trong đường tinh luyện hoặc bánh mì trắng sẽ ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và nhiễm trùng: Các dấu hiệu để nhận biết

(40)
Bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Lượng đường trong máu và trong mô cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN