Tìm ra kháng thể ho gà giúp cơ thể chống lại mầm bệnh

(4.46) - 90 đánh giá

Bệnh ho gà có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát bệnh khi đã bị virus tấn công? Mời bạn cùng tìm hiểu!

Ho gà là căn bệnh đã xuất hiện và từ hàng chục năm trước đây. Mặc dù nhiều căn bệnh cùng thời với nó đã bị triệt tiêu nhờ có vaccine nhưng ho gà vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay với mức độ nguy hiểm khác nhau ở từng cơ thể người bệnh.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Ho gà thường phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh, thiếu niên. Khi bị vi khuẩn gây bệnh ho gà tấn công vào cơ thể, bệnh nhân có thể lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình mà không hề hay biết. Nguyên nhân là vì những triệu chứng ban đầu của bệnh khiến chúng ta nhầm lẫn với cảm, ho thông thường.

Bệnh ho gà có nguy hiểm không?

Bệnh ho gà đặc biệt nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Hầu hết những đứa trẻ mắc bệnh ho gà là do bị lẫy nhiễm từ một thành viên khác trong gia đình. Với người lớn đã tiêm chủng, ho gà có thể gây ra những triệu chứng nhẹ nhưng nó vẫn có khả năng lây nhiễm rất cao, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Một yếu tố làm tăng mức độ nguy hiểm của bệnh ho gà là bệnh có những triệu chứng ban đầu rất khó nhận biết. Bệnh nhân chỉ nghĩ mình đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường. Trong khi đó, vi khuẩn ho gà lại rất dễ phát tán khi người bệnh hắt hơi, sổ mũi.

Hơn nữa, vì nghĩ mình chỉ bị cảm lạnh nên bệnh nhân ho gà không đến bệnh viện điều trị. Trong những trường hợp hiếm hoi, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán nhầm bệnh ho gà thành bệnh viêm phế quản hoặc hen suyễn. Trong khi đó, cơn ho ngày càng dữ dội hơn và vi khuẩn càng có điều kiện lây lan mạnh mẽ hơn. Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh ho gà, bệnh nhân bắt đầu ý thức cách ly nhưng trước đó, họ đã mang vi khuẩn đi khắp nơi mà không hề hay biết.

Bệnh ho gà nguy hiểm vì nó có nhiều điều kiện thuận lợi để bùng phát thành dịch. Tuy nhiên, bệnh ho gà ở người trưởng thành không đáng sợ bằng ho gà ở trẻ em.

Ho gà là bệnh nguy hiểm vì khả năng lây lan rất nhanh và người bệnh thường không biết mình bị bệnh.

Những biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh

Trước khi vaccine ho gà ra đời, đây là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Từ năm 1950, vaccine DTaP phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ được khuyến khích sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng nó chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế nguy cơ tử vong chứ không có khả năng làm cho vi khuẩn gây bệnh tiệt chủng. Hơn nữa DTaP chỉ dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.

Điều đó có nghĩa là trẻ dưới 2 tháng tuổi có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh và hứng chịu những biến chứng nguy hiểm của bệnh như viêm phổi, suy hô hấp… nếu người lớn trong nhà chưa được tiêm vaccine phòng bệnh.

Theo các chuyên gia dịch tễ học đang công tác tại Trung tâm Miễn dịch và Bệnh hô hấp quốc gia CDC (Hoa Kỳ), biến chứng bệnh ho gà xảy ra ở trẻ dưới 2 tháng tuổi hoặc trẻ chưa được tiêm phòng là điều dĩ nhiên, đúng với quy luật hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Những biến chứng đó bao gồm:

  • Co giật
  • Viêm phổi
  • Ngưng thở tạm thời
  • Suy hô hấp, thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Để bảo vệ trẻ khỏi mức độ nguy hiểm của bệnh ho gà, cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng đúng và đủ liều lượng. Mỗi đứa trẻ nên được tiêm 5 mũi vaccine ho gà, bắt đầu từ lúc 2 tháng tuổi, 4 tháng, 6 tháng, 15-18 tháng và 4-6 tuổi.

Khi bước đến độ tuổi thiếu niên (từ 11 tuổi), trẻ nên được tiêm nhắc lại vaccine Tdap. Sau khi được tiêm chủng, cơ thể có khoảng 80% khả năng miễn dịch với ho gà. Tuy nhiên, lượng kháng thể ho gà có thể mất dần theo thời gian. Vì thế, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia tiêm chủng để cân nhắc cho trẻ tiêm thêm mũi tăng cường nếu biết mình vừa tiếp xúc với nguồn bệnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng và cấp độ

(47)
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh khá phổ biến ở nam giới và nhìn chung không quá nguy hiểm. Thực tế, có khoảng 15% nam giới trưởng thành mắc bệnh. Nhiều ... [xem thêm]

Ngửi mùi thức ăn gây tăng cân, thực hư ra sao?

(85)
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao có những người ăn như “thùng không đáy” nhưng vẫn gầy, trong khi bạn cứ có cảm tưởng chỉ ngửi mùi thức ăn thôi là ... [xem thêm]

Cách hôn vùng kín phụ nữ để nàng đê mê!

(15)
Những nụ hôn mơn trớn của chàng dành cho “cô bé” là một cách thể hiện tình yêu và mang lại nhiều khoái cảm đối với nàng. Thế nên các chàng hãy học ... [xem thêm]

Bệnh nhân ung thư nên làm gì khi thực hiện hóa xạ trị?

(47)
Nếu không chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, bệnh nhân sẽ rất dễ bỏ cuộc khi trải qua giai đoạn điều trị ung thư hóa xạ ... [xem thêm]

Tư thế quan hệ vợ chồng lý tưởng theo độ tuổi 20, 30, 40, 50 và 60

(60)
Sẽ rất đáng tiếc nếu bạn bỏ lỡ các tư thế táo bạo ở độ tuổi đôi mươi, nhưng sẽ thật rủi ro nếu bạn cũng thực hiện tư thế đó ở độ tuổi ... [xem thêm]

Dạy con cùng vào bếp

(71)
Có phải đứa trẻ chưa tới tuổi đến trường của bạn thường từ chối ăn bất mọi thứ trừ gà viên chiên giòn? Hay bé ham chơi đùa tới mức không thèm ăn? ... [xem thêm]

4 phương pháp thư giãn hiệu quả cho mẹ bầu

(97)
Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc quá mệt mỏi, khó ngủ khi mang thai, hãy thử những cách đơn giản để giúp làm dịu tâm trí, thư giãn cơ bắp ... [xem thêm]

Khi người thân bị nhiễm HIV, bạn nên làm gì?

(79)
Khi người thân của bạn không may mắc phải căn bệnh HIV thì điều bạn cần làm chính là luôn dành thời gian để yêu thương, chăm sóc và hỗ trợ họ. Những ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN