Tình trạng dây rốn 2 mạch máu trong thai kỳ: Cẩn tắc vô ưu!

(3.71) - 44 đánh giá

Tình trạng dây rốn 2 mạch máu trong thai kỳ cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh rủi ro cho thai nhi sau này. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề để có biện pháp đối phó.

Mang thai là giai đoạn cực kỳ hạnh phúc nhưng cũng không kém phần khó khăn. Trong 9 tháng mang thai, bạn sẽ trải qua rất nhiều thử thách liên quan đến những biến chứng về sức khỏe phát sinh trong thai kỳ. Một trong những vấn đề gặp phải đó là tình trạng dây rốn có 2 mạch máu.

Dây rốn là gì?

Dây rốn là đoạn nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ. Chức năng của cơ quan này là đường dẫn truyền để cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi cũng như giúp thai nhi vận chuyển các chất thải ra khỏi cơ thể. Thông thường dây rốn sẽ có 3 mạch máu:

  • 1 tĩnh mạch: Vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến thai nhi.
  • 2 động mạch: Vận chuyển chất thải của thai nhi trở về lại nhau thai và dòng máu của mẹ.

Trong một số trường hợp, dây rốn chỉ có chứa 2 mạch: 1 tĩnh mạch và 1 động mạch. Tình trạng này được gọi là dây rốn 2 mạch máu và thường không có bất kỳ dấu hiệu nào. Bạn chỉ có thể biết được điều này thông qua việc chẩn đoán.

Chẩn đoán dây rốn 2 mạch máu

Có một số xét nghiệm để xác định xem bạn có mắc phải tình trạng dây rốn có 2 mạch máu hay không:

  • Khi siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát được các mạch máu trong dây rốn.
  • Nguy cơ mắc phải tình trạng này là 1,5%.

Dây rốn có 2 mạch máu ảnh hưởng thế nào đến việc mang thai?

Dây rốn 2 mạch máu hay còn được gọi là động mạch rốn duy nhất sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến việc mang thai. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng về sự phát triển của bé yêu trong bụng. Tuy nhiên, bạn nên biết một số điều sau:

  • Nếu mắc phải tình trạng này, động mạch duy nhất sẽ phải đảm nhiệm chức năng của hai mạch và duy trì thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và gây tử vong ở thai nhi.
  • Dây rốn có liên quan mật thiết đến tim và thận của bé. Nếu dây rốn có vấn đề thì 2 cơ quan này có thể bị ảnh hưởng.
  • Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển thận và tim của bé. Thậm chí, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn siêu âm tim thai ở giai đoạn giữa của thai kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho bé.
  • Trước đây, nhiều người cho rằng tình trạng dây rốn 2 mạch máu có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, điều này đã được chứng minh là không đúng.

Nếu bạn được chẩn đoán là mắc phải tình trạng này, hãy bình tĩnh và đừng quá lo. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đi khám thai thường xuyên hơn để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài ra, những trẻ sinh ra trong tình trạng này thường dễ mắc các bệnh liên quan đến thận. Do đó, bạn nên thường xuyên đưa bé đi khám sức khỏe sau khi sinh.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về tình trạng dây rốn 2 mạch máu. Nếu bạn có bất cứ lo lắng nào, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ thêm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sự thật thú vị về hắt hơi

(60)
Hắt hơi (nhảy mũi) là một hoạt động phản xạ được thực hiện bởi hệ thống thần kinh để bảo vệ cơ thể khỏi virus và vi khuẩn. Não bộ gửi các tín ... [xem thêm]

Sữa bí đỏ tăng cân: Lựa chọn lý tưởng cho những ngày biếng ăn

(83)
Vào những ngày trời mưa hay bận rộn với công việc, sữa bí đỏ sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho các cô nàng biếng ăn. Chỉ cần mất khoảng 30 phút là bạn ... [xem thêm]

Bất ngờ với tác dụng của các thuốc tẩy lông theo toa

(47)
Tại sao bạn phải chịu khổ sở với các cách tẩy lông gây đau đớn, kéo dài, tốn kém và khó chịu trong khi chỉ cần uống một viên thuốc tẩy lông kê toa ... [xem thêm]

Chất béo chuyển hoá

(14)
Chất béo chuyển hóa là gì? Chất béo chuyển hóa là một loại axit béo được tìm thấy trong các loại thực phẩm chúng ta ăn. Axit béo là một nguồn năng ... [xem thêm]

Mọi thứ bạn cần biết về chế độ ăn cho người tiểu đường

(85)
Dù bạn đang có nguy cơ bệnh tiền đái tháo đường hoặc đang duy trì một chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường thì một vài bước đơn giản dưới ... [xem thêm]

Hiểu về nguyên nhân gây bệnh sởi để có hướng điều trị tốt nhất

(96)
Sởi là căn bệnh do virus đường hô hấp gây ra. Bệnh hầu như không gây nguy hiểm, nhưng vẫn có trường hợp người bệnh sởi bị biến chứng và tử vong. Trong ... [xem thêm]

Bác sĩ chuyên môn nào có thể theo dõi bệnh hen suyễn?

(89)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Thay da hóa học trị sẹo mụn: Những điều bạn cần biết

(40)
Nói lời chia tay với những khuyết điểm trên da quả thật không hề dễ dàng. Ngay cả khi những nốt mụn đáng ghét đã biến mất, các vết sẹo vẫn còn lưu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN