Tổng quan về bệnh tim

(4.42) - 89 đánh giá

Tất cả các loại bệnh tim có những đặc điểm chung và có những sự khác biệt quan trọng. Tìm hiểu về các loại khác nhau, bao gồm mạch vành, thiếu máu cục bộ và bệnh tim bẩm sinh.

Tổng quan về vấn đề cơ bản của bệnh tim

Bệnh tim là một từ được sử dụng để mô tả nhiều tình trạng khác nhau ảnh hưởng đến tim. Bệnh mạch vành là một dạng phổ biến của bệnh tim. Tình trạng này là kết quả từ một sự tích tụ các mảng xơ vữa bên trong các động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến tim và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và các biến chứng khác về tim. Các dạng khác của bệnh tim bao gồm:

  • Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim).
  • Khuyết tật tim bẩm sinh.
  • Cơ tim yếu (bệnh cơ tim).
  • Vấn đề về van tim.
  • Nhiễm trùng tim.
  • Bệnh tim mạch.

Các triệu chứng của bệnh tim

Bệnh tim thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Bác sĩ có thể không chẩn đoán bệnh cho đến khi bạn biểu hiện những dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim hoặc suy tim. Các triệu chứng của bệnh tim khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cụ thể. Ví dụ như, nếu bạn có rối loạn nhịp tim, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tim đập nhanh hoặc chậm
  • Chóng mặt
  • Mê sảng
  • Đau ngực
  • Khó thở.

Các triệu chứng của dị tật tim bẩm sinh có thể bao gồm sự đổi màu da, chẳng hạn như màu hơi tím hoặc nhợt nhạt. Bạn cũng có thể thấy sưng ở chân và bụng. Bạn có thể dễ dàng mệt mỏi hay khó thở ngay sau khi bắt đầu bất kỳ loại hoạt động thể chất nào.

Nếu bạn yếu cơ tim, hoạt động thể chất có thể gây ra mệt mỏi và khó thở. Chóng mặt và sưng ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân cũng phổ biến với bệnh cơ tim. Các dấu hiệu và triệu chứng của một bệnh nhiễm trùng tim có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Phát ban da
  • Nhịp tim không đều
  • Sưng ở chân và bụng.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu của bệnh tim. Điều quan trọng là xác định các triệu chứng ban đầu bởi vì có rất nhiều loại bệnh tim, mỗi loại sẽ có những triệu chứng riêng.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim, như tiền sử gia đình của bệnh tim, tuổi tác hay dân tộc. Các yếu tố nguy cơ phổ biến khác bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol máu cao
  • Bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
  • Thiếu tập thể dục
  • Béo phì
  • Căng thẳng
  • Vệ sinh kém (một số bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến tim).

Chẩn đoán bệnh tim

Xét nghiệm khác nhau được sử dụng để chẩn đoán bệnh tim, và bác sĩ của bạn có thể chọn xét nghiệm cụ thể dựa trên các triệu chứng và xem xét lại tiền sử gia đình của bạn. Sau khi xét nghiệm máu và chụp X-quang, các xét nghiệm khác bao gồm:

  • Điện tâm đồ (EKG): xét nghiệm giúp bác sĩ xác định các rối loạn nhịp tim của bạn.
  • Siêu âm tim: xét nghiệm sử dụng sóng siêu âm để thể hiện dòng chảy của máu qua tim.
  • Chụp tim cắt lớp vi tính (CT scan): xét nghiệm X-quang tạo ra hình ảnh cắt ngang của tim bạn.
  • Chụp tim cộng hưởng từ (MRI): xét nghiệm sử dụng nam châm cực mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh của tim bạn và các mô xung quanh.
  • Test gắng sức: bài kiểm tra theo dõi tim của bạn trong suốt thời gian hoạt động gắng sức hoặc tập thể dục.


Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu hệ tim mạch để hiểu rõ hơn

Thông tin tóm tắt về điều trị và quản lý

Phương pháp điều trị bệnh tim phụ thuộc vào tình trạng, nhưng có thể bao gồm thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay đổi lối sống có thể bao gồm:

  • Ăn chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ, axit béo omega-3, các loại trái cây và rau xanh. Chọn các thực phẩm ít chất béo, natri và cholesterol để giúp kiểm soát huyết áp của bạn.
  • Tăng cường hoạt động thể chất để duy trì trọng lượng khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, và cải thiện mức độ cholesterol. Cố gắng hoạt động ít nhất 60 phút mỗi tuần.
  • Bỏ hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các biến chứng.
  • Uống rượu vừa phải có thể làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tim. Đàn ông nên uống không quá hai, và phụ nữ không nên uống nhiều hơn một đơn vị cồn mỗi ngày.
  • Học cách làm thế nào để đối phó với sự căng thẳng, hoặc thông qua tập thể dục, thuốc, trị liệu quản lý căng thẳng hoặc nhóm hỗ trợ.

Khi thay đổi lối sống không làm cải thiện tình trạng của bạn, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhất định để làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Chúng bao gồm thuốc hạ huyết áp và chống đông máu.

Đôi khi, các thủ tục y tế là cần thiết để điều trị một số loại bệnh tim. Chúng bao gồm tạo hình mạch máu (một ống linh hoạt được đưa vào động mạch để cải thiện lưu lượng máu) hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (mạch máu được phẫu thuật chuyển từ một vùng của cơ thể sang vùng khác để cải thiện lưu lượng máu đến tim).

Ghi chú quan trọng của bệnh tim

Điều quan trọng là chẩn đoán và điều trị bệnh tim sớm. Nếu không chữa trị, bệnh tim có thể gây ra nhiều biến chứng, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, phình mạch, thậm chí tử vong. Hãy thảo luận với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn có bất kỳ triệu chứng của bệnh tim.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư phổi đâu chỉ vì thói quen hút thuốc lá

(96)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, gây ra 1,59 triệu ca tử vong trong năm 2012. Con số này dự ... [xem thêm]

Hạt sầu riêng: Món vặt thơm ngon bổ dưỡng bất ngờ

(29)
Nếu chỉ ăn phần thịt sầu riêng và vứt hạt đi thì bạn đã lãng phí rất nhiều tác dụng của hạt sầu riêng tốt cho sức khỏe đấy. Phần hạt này có thể ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường

(49)
Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh tiểu đường được sinh ra khi người mẹ đang mắc bệnh tiểu đường. Điều đó tức là người mẹ này có lượng đường (glucose) ... [xem thêm]

6 lợi ích tuyệt vời từ quả măng cụt

(19)
Ngoài hương vị thơm ngon, ngọt, quả măng cụt còn có rất nhiều dưỡng chất như vitamin A, E cùng kháng thể Xanthones rất có lợi cho người muốn giảm cân, ổn ... [xem thêm]

Làm thế nào để nói cho con hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp của bố mẹ?

(22)
Bệnh viêm khớp dạng thấp được xem là trở ngại lớn đối với cuộc sống và sinh hoạt bình thường của bệnh nhân. Không phải bậc phụ huynh nào cũng biết ... [xem thêm]

Bí quyết lựa chọn BHA phù hợp cho da của bạn

(38)
Bạn đã biết đến BHA và công dụng nhưng vẫn còn băn khoăn trong việc lựa chọn BHA cho da? Đừng lo vì bài viết này sẽ giải đáp cho bạn!Dạo gần đây, ... [xem thêm]

Vì sao đau đầu gối khi chơi thể thao?

(35)
Khi bắt đầu tập luyện thể thao, chắc hẳn mỗi người đều nhận thức được những nguy cơ chấn thương tiềm ẩn, từ chạy bộ, đạp xe đến chơi bóng đá ... [xem thêm]

Điều gì xảy ra ở phòng khám phụ khoa?

(90)
Rất nhiều chị em, nhất là các bạn nữ trẻ, rất ngại ngần hoặc thậm chí xấu hổ khi nghĩ đến việc khám phụ khoa. Bạn vẫn còn ngại vì không biết quy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN