Trẻ nổi mẩn quanh miệng do nguyên nhân nào?

(3.86) - 44 đánh giá

Hiện tượng trẻ nổi mẩn quanh miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như nước dãi, bệnh tay chân miệng, nấm miệng…

Phát ban hoặc nổi mẩn đỏ là một trong những loại bệnh da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ. Phần lớn tình trạng phát ban sẽ biến mất theo thời gian mà không cần điều trị. Ngoài ra, hiện tượng trẻ nổi mẩn quanh miệng ở bé sơ sinh thường ở mức độ nhẹ và có thể được điều trị cũng như ngăn ngừa bằng các biện pháp đơn giản.

1. Nước bọt làm cho trẻ nổi mẩn quanh miệng

Đây là tình trạng trẻ nhỏ bị kích ứng hoặc đỏ mặt, khu vực xung quanh miệng do nước bọt thừa lại trên da. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ gặp loại phát ban này một thời điểm nào đó và phổ biến nhất là khi con mọc răng.

Nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn quanh miệng đến từ việc làn da nhạy cảm của bé luôn bị ẩm ướt liên tục kèm theo những cử chỉ cọ xát với gối. Trong một số trường hợp, phát ban do nước bọt sẽ khiến da nhiễm trùng dẫn đến bệnh chốc lở ở trẻ sơ sinh.

Cách xử lý: Hiện tượng trẻ nổi mẩn quanh miệng không nghiêm trọng và sẽ không cần điều trị quá phức tạp. Một trong những biện pháp điều trị tốt nhất (và phòng ngừa) là dùng các sản phẩm có khả năng tạo ra rào cản kháng khuẩn trước khi bé ngủ vào ban đêm, chẳng hạn như dùng khăn giặt với xà phòng và lau qua người bé, sau đó bôi vaseline hoặc kem dưỡng da có chứa lanolin.

Phòng ngừa: Để phòng ngừa bé nổi mẩn quanh miệng, bạn giữ da bé luôn khô thoáng. Sử dụng yếm để lau nước dãi của bé và giúp ngăn chặn phát ban lan ra đến ngực. Nên dùng vải sạch, chậm nhẹ để thấm bớt nước bọt của con, tuyệt đối không được chà xát mạnh vào vết mẩn đỏ. Khi bé ngủ, hãy đặt khăn để thấm hút nước dãi của bé.

2. Trẻ nổi mẩn quanh miệng do nấm miệng

Nấm miệng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng trẻ nổi mẩn quanh miệng đối với các bé ở độ tuổi mới biết đi và trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nấm miệng xảy ra khi nấm men Candida albicans phát triển quá mức.

Loại men nấm này xuất hiện tự nhiên trong đường tiêu hóa và miệng nhưng hệ miễn dịch thường kiểm soát sự phát triển của nó. Do trẻ sơ sinh chưa có hệ miễn dịch phát triển đầy đủ, nên bé dễ gặp phải nấm miệng.

Nguy cơ mắc bệnh cũng có thể tăng lên sau khi bé dùng một số loại kháng sinh nhất định hoặc nếu trẻ bị bệnh phổi hoặc hen.

Triệu chứng: bao gồm nứt da ở các góc miệng. Những mảng dày, màu trắng giống như phô mai xuất hiện trên lưỡi, bên trong má và môi. Khi cố làm sạch chúng, bạn sẽ thấy các mô đỏ dễ bị chảy máu. Các mảng màu trắng không thể lấy đi và có thể tăng lên về số lượng. Khi bị nấm miệng, một số em bé sẽ không cảm thấy bất kỳ sự khó chịu nào trong khi người lớn bị đau.

Cách xử lý: Nấm miệng sẽ tự mất đi trong vòng 1 – 2 tuần. Nếu nấm khiến bé không thể ăn uống, hãy đưa con đến bác sĩ khám.

3. Trẻ nổi mẩn quanh miệng do bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng gây ra hiện tượng bé nổi mẩn quanh miệng cũng như phát ban trên bàn chân và bàn tay. Bệnh đôi khi cũng sẽ ảnh hưởng đến khu vực chân và mông. Mặc dù các vết loét có thể đau đớn, nhưng căn bệnh thường không kéo dài hơn một tuần. Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ em và đặc biệt là vào tháng 3 – 5 hoặc 9 – 12.

Nguyên nhân: Bệnh tay chân miệng là sự ảnh hưởng của virus entero gây ra và có thể lây lan dễ dàng thông qua hắt hơi hoặc ho. Thời kỳ ủ bệnh diễn ra từ 3 – 6 ngày. Đó cũng là khoảng thời gian cần thiết bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ở tay, chân, miệng.

Triệu chứng: Các triệu chứng ban đầu của bệnh tay, chân, miệng bao gồm mệt mỏi, đau họng hoặc sốt từ 38 – 39°C. Sau 1 – 2 ngày, vết loét sẽ bắt đầu xuất hiện trên bàn chân, tay, miệng và có thể lan đến mông.

Cách xử lý: Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra các vết loét. Bạn cũng có thể điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà. Nên tránh cho bé ăn những món cay hoặc có tính axit và đồ uống có gas vì chúng có thể làm tăng cơn đau. Bé được phép dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm sốt và đau nhưng hãy tránh xa aspirin.

Ngăn ngừa sự lây lan của bệnh bằng cách cách ly tạm thời bé yêu khỏi những đứa trẻ khác và thường xuyên rửa tay.

Lưu ý: Bạn nên đưa con đến bác sĩ nếu tình trạng trẻ nổi mẩn quanh miệng còn kèm theo các triệu chứng khác như nôn mửa, khó thở, sốt cao hoặc con cảm thấy mệt mỏi kèm theo thay đổi hành vi.

4. Nguyên nhân khác khiến trẻ nổi mẩn quanh miệng

Chốc lở khiế bé nổi mẩn quanh miệng

Chốc lở là một nhiễm trùng da. Ban đầu da bé sẽ xuất hiện các hiện tượng trẻ nổi mẩn quanh miệng, cảm thấy ngứa giống như vết loét nhưng cuối cùng trở thành lớp mề đay màu mật ong. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, vì bé thường gãi không tự chủ mỗi khi ngứa hoặc khó chịu.

Bệnh chốc lở có thể được điều trị bằng kháng sinh. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cắt móng tay cho con gọn gàng để phòng tránh trường hợp bé nổi mẩn quanh miệng do quá ngứa dẫn đến gãi chảy máu.

Lở miệng

Đôi khi, triệu chứng của bệnh lở miệng là sự xuất hiện của các vết mụn rộp màu tím hoặc bé nổi mẩn quanh miệng, khóe miệng. Đây là kết quả của việc bé đã dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc thân mật với người lớn bị bệnh này.

Trẻ nổi mẩn quanh miệng có thể là do thủy đậu

Bệnh đậu mùa thường hiếm gặp ở trẻ sơ sinh vì các bé vẫn được bảo vệ bởi kháng thể từ mẹ. Thế nhưng, bệnh vẫn có thể xảy ra. Đây là loại bệnh nguy hiểm vì nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, thủy đậu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm gan…

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu bao gồm phát ban đỏ quanh miệng cũng như các khu vực khác trên cơ thể. Khi xác định trẻ bị thủy đậu, hãy đưa con đến bác sĩ và kết hợp điều trị tại nhà.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cháo và bột từ gạo làm tăng thạch tín trong cơ thể bé

(77)
Cơm là thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không vẫn còn đang là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.Tiểu ... [xem thêm]

Kiểm soát tình trạng lạm dụng ma túy amphetamine

(95)
Chúng ta đều biết các chất gây nghiện nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe và cuộc sống con người. Amphetamine tuy vẫn được phép dùng cho một số ca ... [xem thêm]

Trẻ nôn trớ hay ói: hiện tượng nào nguy hiểm hơn?

(46)
Chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi nhiều kinh nghiệm mà đôi khi nhiều cặp bố mẹ đã từng chăm con nhỏ vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Chắc chắn, khi chăm sóc bé yêu, ... [xem thêm]

Khi nào nên chia tay? 10 dấu hiệu giúp bạn chia tay sớm bớt đau khổ

(47)
Quyết định chấm dứt một mối quan hệ luôn khiến chúng ta trăn trở. Tuy nhiên, bạn cần biết rõ khi nào nên chia tay để không phí hoài thanh xuân cho một ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc chữa vô sinh, hiếm muộn ở đâu tốt nhất

(46)
Vô sinh, hiếm muộn đang là nguyên nhân hàng đầu khiến hạnh phúc của nhiều gia đình đứng trên bờ vực đổ vỡ. Nếu vợ chồng bạn chẳng may bị vô sinh, ... [xem thêm]

Vắc-xin cho nam giới: Lạ nhưng không thể bỏ qua

(70)
Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về tiêm phòng bệnh cho trẻ em, cho phụ nữ, nhưng tuyệt nhiên chưa hề nghe đến tiêm vắc-xin cho nam giới? Thật ra, tiêm ... [xem thêm]

Mẹ nên làm gì khi bé bị khô da mùa này?

(67)
Tiết trời mùa xuân se se lạnh thường khiến làn da mỏng manh của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị khô và gây khó chịu cho các bé. Tuy nhiên, bạn hoàn ... [xem thêm]

Giúp trẻ chậm phát triển, tự kỷ hòa nhập xã hội là niềm hạnh phúc của tôi

(23)
Là dược sĩ đại học được đào tạo 5 năm trên giảng đường, tôi ước mơ khi ra trường sẽ làm tại khoa dược của một bệnh viện lớn hay một công ty ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN