Triệt sản sau sinh

(4.1) - 39 đánh giá

Triệt sản là gì?

Triệt sản là một phương pháp ngừa thai vĩnh viễn. Triệt sản ở nữ được thực hiện bằng cách thắt ống dẫn trứng, nghĩa là ống dẫn trứng được đóng lại, ngăn trứng di chuyển xuống ống dẫn trứng đến tử cung và không cho tinh trùng gặp được trứng (tham khảo bài Triệt sản cho Nam và Nữ).

Triệt sản sau sinh là gì?

Triệt sản sau sinh là thực hiện triệt sản ngay sau khi mới sinh.

Phương pháp triệt sản sau sinh nào phổ biến nhất?

Phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất để triệt sản sau khi sinh là thắt ống dẫn trứng. Đối với những phụ nữ sinh nở tự nhiên, người ta sẽ rạch một đường nhỏ ở vùng bụng (thủ thuật này được gọi là mở bụng nhỏ). Đối với những phụ nữ sinh mổ, thắt ống dẫn trứng sau sinh có thể được thực hiện thông qua đường mổ ở bụng được rạch khi lấy thai.

Hình minh họa: Thắt ống dẫn trứng

Khi nào có thể thực hiện triệt sản sau sinh?

Sau khi sinh nở, các ống dẫn trứng và tử cung vẫn còn mở rộng và nằm ngay dưới thành bụng dưới rốn. Triệt sản sau sinh được thực hiện tốt nhất trước khi tử cung trở về vị trí bình thường của nó, thường là trong vòng một vài giờ hoặc vài ngày sau sinh. Đối với những phụ nữ đã sinh mổ, nó được thực hiện ngay sau khi em bé được sinh ra.

Triệt sản sau sinh được thực hiện như thế nào?

Triệt sản sau sinh được thực hiện bằng cách gây mê vùng, gây mê toàn thân hoặc gây mê tại chỗ, sau đó mổ một đường nhỏ dưới rốn. Đối với trường hợp sinh mổ, ống dẫn trứng được thắt thông qua vết mổ sinh. Ống dẫn trứng sẽ được đưa lên cao hơn qua vết mổ, sau đó được cắt và thắt lại bằng chỉ chuyên dụng. Cuối cùng vết mổ được khâu lại và băng.

Thực hiện triệt sản sau sinh mất bao lâu?

Các thao tác được thực hiện trong khoảng 30 phút. Thông thường, triệt sản sớm ngay sau sinh nở sẽ không làm kéo dài thời gian nằm viện của người mẹ.

Triệt sản sau sinh có rủi ro không?

Nhìn chung, thắt ống dẫn trứng là một hình thức kiểm soát sinh sản an toàn, rất ít nguy cơ tử vong hay biến chứng. Trường hợp biến chứng thường gặp nhất là do gây mê toàn thân. Các rủi ro khác bao gồm chảy máu và nhiễm trùng.

Tác dụng phụ của triệt sản sau sinh là gì?

Sau phẫu thuật có thể có những tác dụng phụ khác nhau tuỳ thuộc vào loại thuốc gây mê được sử dụng và cách thức thực hiện phẫu thuật. Bệnh nhân có thể sẽ thấy đau ở vùng bụng và cảm giác mệt mỏi. Các tác dụng phụ sau đây cũng có thể xảy ra tuy không thường gặp:

  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Đau vai
  • Đau quặn bụng
  • Đầy bụng
  • Đau họng (từ ống thở nếu gây mê toàn thân)

Trường hợp bị đau bụng kéo dài trong vài ngày, hoặc cơn đau nặng dần lên, hoặc bệnh nhân bị sốt, phải đến ngay cơ sở y tế để được xử lý.

Cần xem xét những yếu tố gì khi lựa chọn một phương pháp triệt sản?

Quyết định phương pháp triệt sản bao gồm việc xem xét các yếu tố sau:

  • Quyết định của cá nhân
  • Các yếu tố về thể chất, chẳng hạn như cân nặng
  • Tiền sử bệnh tật

Trong một số trường hợp, bệnh béo phì hoặc tiền sử phẫu thuật cũng có thể tác động đến việc chọn lựa phương pháp triệt sản. Bệnh nhân nên có nhận thức đầy đủ về các rủi ro, lợi ích cũng như các lựa chọn khác khi quyết định thực hiện triệt sản.

Giải thích thuật ngữ

Sinh mổ: sinh nở bằng cách thực hiện đường mổ ở vùng bụng và trên thành tử cung của người mẹ.

Ống dẫn trứng: Là cơ quan dẫn trứng từ buồng trứng đến tử cung.

Gây mê toàn thân: Dùng thuốc tạo ra một trạng thái gần giống như ngủ để gây mất cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật.

Gây mê tại chỗ: Dùng thuốc gây mê làm mất cảm giác đau tại một phần nào đó của cơ thể.

Mở bụng nhỏ: Một vết rạch nhỏ ở bụng được thực hiện khi triệt sản bằng cách thắt ống dẫn trứng.

Triệt sản sau sinh: Phương pháp ngừa thai vĩnh viễn được thực hiện ngay sau khi sinh.

Gây tê vùng: Việc sử dụng thuốc gây mê để làm mất cảm giác ở một số vùng của cơ thể.

Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với bác sĩ sản khoa của bạn.

Xem thêm bài "Triệt sản cho nữ giới và nam giới"

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/-/media/For-Patients/faq052.pdf?dmc=1&ts=20150526T2132277562

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Thùy Dung - ThS.BS. Nguyễn Khánh Linh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sanh thường sau mổ lấy thai

(66)
Bác sĩ ơi, lần trước mổ lấy thai rồi, lần này muốn sanh thường có được không? Câu hỏi này của bạn rất thời sự. Vì sao? Mổ lấy thai ngày càng nhiều, ... [xem thêm]

Những điều cần biết trước khi mang thai

(13)
Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để làm gì? Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai nhằm mục đích để tìm kiếm những yếu tố có thể ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

Chẩn đoán sẩy thai

(90)
Nếu thai phụ đến gặp bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ sản khoa vì lí do xuất huyết âm đạo hoặc những triệu chứng của sẩy thai thì thai phụ sẽ được ... [xem thêm]

Trầm cảm sau sanh và vai trò của người chồng

(78)
Một số kết quả nghiên cứu về trầm cảm sau sinh Nguy cơ trầm cảm sau sanh luôn có ở tất cả phụ nữ, không chừa một ai, có chăng chỉ là cao hay thấp thôi. ... [xem thêm]

Lợi ích và nguy cơ các dụng cụ tránh thai

(55)
Các dụng cụ rào cản tránh thai là gì? Các dụng cụ rào cản tránh thai là các dụng cụ rào cản về mặt lý học hoặc hóa học có tác dụng ngăn cản tinh trùng ... [xem thêm]

21 lý do nên gặp bác sĩ phụ khoa trước tuổi 21

(30)
Hầu hết những phụ nữ trẻ không cần phải làm xét nghiệm pap trước 21 tuổi, nhưng có ít nhất 21 lý do vì sao bạn nên gặp bác sĩ phụ khoa trước độ tuổi ... [xem thêm]

Ba có thương con – thì đừng hút thuốc

(67)
Sáng nắng ấm đẹp trời, một bà mẹ mang thai ngồi đút mì cho anh nhóc chừng 2-3 tuổi, ông bố ngồi cạnh mơ màng, nhả thuốc lên trời. Anh mơ gì vậy? Chứ ... [xem thêm]

Bài 3 – Chế độ dinh dưỡng khi mang thai và cho con bú

(89)
Tổng quan Khi mang thai, hầu hết các bà mẹ đều băn khoăn: Ăn uống như thế nào để thai nhi phát triển tốt? Câu hỏi đó vẫn chưa khó bằng không nên ăn gì, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN