Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị viêm vú

(4.47) - 73 đánh giá

Cơ thể bạn trải qua rất nhiều thay đổi trong thời gian mang thai. Đối với những người lần đầu tiên làm mẹ, điều này khá là khó khăn. Thậm chí, đôi lúc bạn còn không biết mình đang gặp phải vấn đề gì? Viêm vú là một tình trạng phổ biến mà bạn sẽ trải qua. Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây hiểu thêm về vấn đề này nhé.

Viêm vú thường xảy ra ở những bà mẹ đang cho bú do các mô vú bị viêm. Tình trạng này có thể khiến ngực của bạn bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng xấu đến vú. Viêm vú khiến bạn cảm thấy rất đau khổ. Thông thường, viêm vú chỉ bị ở một bên vú nhưng đôi lúc nó có thể xuất hiện ở cả hai bên. Tình trạng này xảy ra chủ yếu trong 3 tháng đầu sau sinh. Cứ 10 người nuôi con bằng sữa mẹ thì lại có 1 người bị viêm vú. Bạn có thể bị viêm nhiều lần. Những phụ nữ bị ung thư, AIDS hoặc những bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ bị viêm vú cao hơn những phụ nữ khác.

Tại sao lại bị viêm vú?

Cũng giống như các bệnh nhiễm trùng khác, viêm vú xảy ra là do vi khuẩn đặc biệt xâm nhập vào cơ thể. Thông thường, vi khuẩn gây viêm vú thường xuất hiện trên da và thâm nhập vào cơ thể thông quá các vết rạn trên núm vú. Những vi khuẩn này sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều ở khu vực gần ống dẫn sữa, gây viêm, đau và sưng. Nếu bị nặng, tuyến sữa có thể bị tắc nghẽn.

Viêm vú thường là do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Có khoảng từ 1–3% phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ mắc phải bệnh này. Ngoài nguyên nhân này thì còn có những nguyên nhân khác như:

  • Lượng sữa tiết ra quá nhiều khiến sữa bị tích tụ và ứ đọng
  • Vú bị thương
  • Vú bị áp lực do áo bó sát, dây an toàn hoặc tư thế ngủ
  • Do ăn kiêng hoặc khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài
  • Bé bú bình phần lớn thời gian
  • Bé bị tưa lưỡi

Các triệu chứng của viêm vú

Làm thế nào để xác định mình đang bị viêm vú? Dưới đây một số triệu chứng phổ biến của chứng viêm vú mà bạn nên biết:

  • Vú bị sưng
  • Sốt
  • Ớt lạnh
  • Đau nhức ở vú
  • Có mủ chảy ra từ núm vú
  • Đau nhức cơ thể
  • Núm vú bị nứt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Vú mềm và sưng
  • Xuất hiện khối u
  • Các triệu chứng kéo dài liên tục
  • Có cảm giác u ở vú do sữa tích tụ
  • Nhiệt độ cơ thể hơn 38,5ºC

Viêm vú có ảnh hưởng đến bé không?

Viêm vú không ảnh hưởng nhiều đến bé. Vú sưng, đau, khó chịu có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Việc nuôi con bằng sữa mẹ vẫn an toàn vì khi bé nuốt phải những vi khuẩn này thì chúng sẽ bị axit dạ dày giết chết.

Làm thế nào để điều trị viêm vú?

Cách tốt nhất để điều trị viêm vú là tiếp tục cho con bú sữa mẹ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn nhưng nó giúp các ống sữa không bị tắc, giảm cảm giác khó chịu.

Nếu bạn điều trị đúng cách ngay khi biết mình bị viêm vú thì các triệu chứng của bệnh sẽ giảm nhanh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm vú hiệu quả:

  • Cho bé bú bên vú bị viêm

  • Hãy cho bé bú bên vú bị viêm dù bạn có cảm thấy đau đi nữa. Nếu bạn ngưng cho bé bú, điều này sẽ làm cho tình hình trở nên tệ hơn. Nếu biện pháp này không hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

  • Cho bé bú đúng cách

  • Khi cho con bú, hãy cho bé bú đúng tư thế. Bạn cũng có thể thử những tư thế khác nhau để bé bú tốt hơn.

  • Cho con bú thường xuyên

  • Cho bé bú thường xuyên giúp giảm viêm vú hiệu quả. Bạn hãy cho bé bú từ 8–12 lần mỗi ngày. Bạn có thể vắt sữa bằng tay hoặc máy vắt sữa nếu bé bú không hết.

  • Xoa bóp

  • Trong khi cho bé bú, hãy xoa bóp vú nhẹ nhàng để giúp sữa chảy ra. Đừng mát xa quá mạnh vì nó sẽ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn đấy.

  • Uống nhiều nước

  • Uống nước và nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp giảm tình trạng này. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen và paracetamol. Ngoài ra, chườm nước ấm hoặc túi lạnh cũng rất hữu ích. Tránh mặc đồ bó sát và chú ý đến tư thế ngủ vì nó có thể tạo áp lực lên vùng “núi đôi”.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    7 điều bác sĩ phụ khoa muốn chị em phụ nữ biết

    (66)
    Nếu bạn có một vài vấn đề vướng mắc về các triệu chứng phụ khoa, tần suất khám phụ khoa và việc chuẩn bị cho mỗi lần khám thì những lời khuyên ... [xem thêm]

    Tai biến mạch máu não là gì? Cách điều trị, hỗ trợ phục hồi các di chứng sau tai biến

    (44)
    Hiện nay, số ca tai biến mạch máu não có chiều hướng gia tăng. Song thực tế còn khá nhiều người chưa biết tai biến mạch máu não là gì và khá mơ hồ về ... [xem thêm]

    5 giai đoạn phát triển bệnh về gan mà bạn nên biết

    (94)
    Các bệnh về gan đều có chung một quy trình phát triển. Để tăng tỷ lệ thành công của quá trình điều trị, bạn nên sớm thực hiện chẩn đoán bệnh về gan ... [xem thêm]

    Tinh dịch có màu vàng, bạn đừng chủ quan!

    (80)
    Tình trạng tinh dịch có màu vàng đôi khi do tinh dịch bị lẫn nước tiểu nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh mà bạn không nên chủ quan. ... [xem thêm]

    Giải quyết 10 vấn đề thường gặp khi cho con bú

    (25)
    Sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả bạn và bé. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ đang cho con bú lại gặp phải không ít rắc rối khi lần đầu “trải nghiệm” ... [xem thêm]

    Cách tăng chiều cao ở tuổi 17: 7 yếu tố cần quan tâm

    (63)
    17 tuổi còn cao được không? Cách tăng chiều cao ở tuổi 17 là gì? Hello Bacsi sẽ mách bạn các yếu tố sau đây!Chiều cao là một trong những yếu tố ngoại hình ... [xem thêm]

    Trồng răng khểnh để tạo nét duyên ngầm đáng yêu

    (36)
    Chiếc răng khểnh mang lại nét trẻ trung và dễ thương, thế nên không ít người đã quyết định trồng răng khểnh để tạo nên vẻ đẹp đáng yêu. Vậy răng ... [xem thêm]

    Trị mụn trứng cá: Những điều bạn cần biết

    (31)
    Những năm tháng tuổi thiếu niên, bạn từng khổ sở vì phải đối phó với những nốt mụn “không mời mà đến” trên mặt, ngực và lưng. Một số bạn may ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN