Tử cung đôi gây nguy hiểm gì cho mẹ bầu?

(4.36) - 49 đánh giá

Tử cung đôi là một bất thường ở tử cung, làm giảm khả năng mang thai tự nhiên, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai kỳ. Thậm chí việc mẹ bầu có tử cung đôi còn làm gia tăng nguy cơ gặp phải các tai biến sản khoa cho cả mẹ và bé.

Bình thường tử cung là một bộ phận không thực hiện chức năng gì nhưng khi có thai, tử cung là nơi nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, nếu tử cung có bất thường, có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Trong số các dị dạng tử cung, tử cung đôi có thể khiến phụ nữ vô sinh hay một số tai biến khi mang thai. Vì vậy, khi đã được chẩn đoán tử cung đôi, bạn nên điều trị triệt để để vẫn có hy vọng được làm mẹ. Thực chất bất thường tử cung này là gì? Cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Tử cung đôi là gì?

Tử cung (dạ con) là một bộ phận sinh sản của phụ nữ, một cơ quan nội tạng rỗng có hình quả lê lộn ngược. Tử cung đôi (tử cung kép) là một bất thường bẩm sinh hiếm gặp, điển hình cho bất thường ở tử cung (dị dạng tử cung).

Tử cung đôi là tử cung có hai buồng tử cung riêng biệt, mỗi buồng có thể dẫn đến cổ tử cung và âm đạo. Điều này có nghĩa là bạn có thể có hai tử cung và hai âm đạo riêng biệt cùng hai ống dẫn trứng.

Với thai phụ có tử cung đôi, các nhánh động mạch nuôi dưỡng thai nhi sẽ bị phân tán, lòng tử cung hẹp, tử cung co giãn không tốt dễ dẫn đến tình trạng sẩy thai, thai nhi chậm phát triển hay thậm chí là chết lưu, sinh non.

Nguyên nhân

Tử cung đôi là một bất thường ở tử cung xảy ra khi bào thai còn ở trong bụng mẹ. Tử cung của thai nhi được hình thành trong suốt quá trình phát triển của phôi thai bởi sự sát nhập của hai ống dẫn song song (ống Müllerian) tạo thành một tạng rỗng gọi là tử cung. Nếu quá trình sát nhập hai ống này diễn ra suôn sẻ sẽ hình thành một tử cung hoàn toàn bình thường. Nếu quá trình sát nhập này xảy ra bất thường sẽ xuất hiện tình trạng tử cung hai sừng hoặc tử cung đôi. Nguyên nhân của tình trạng sát nhập không hoàn toàn này hiện vẫn chưa được tìm ra. Nhiều phỏng đoán cho rằng: yếu tố di truyền có thể là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất thường ở tử cung hiếm gặp này.

Người có tử cung đôi có thể có một cổ tử cung và một âm đạo hoặc mỗi buồng tử cung có thể có một cổ tử cung riêng biệt. Trong nhiều trường hợp, một vách ngăn mỏng xuất hiện dọc theo âm đạo chia âm đạo thành hai ngả riêng biệt.

Những phụ nữ có tử cung đôi thường ít gặp khó khăn trong việc mang thai. Nhưng bất thường này ở tử cung lại có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai nhi chậm phát triển hoặc sinh non, thậm chí là vô sinh.

Dấu hiệu nhận biết tử cung đôi

Nếu không có các biến chứng y khoa hay sản khoa, bất thường này ở tử cung thường không gây triệu chứng gì nên rất khó nhận biết. Do đó, việc bạn có tử cung đôi chỉ có thể được phát hiện khi bác sĩ sản khoa tiến hành kiểm tra vùng chậu của bạn hoặc bạn thực hiện các xét nghiệm hình ảnh theo chỉ định.

Đa phần phụ nữ có tử cung đôi vẫn có đời sống tình dục bình thường, mang thai và sinh nở. Song số ít người có tử cung đôi lại gặp các trở ngại sau:

  • Vô sinh
  • Kinh nguyệt bất thường
  • Sẩy thai
  • Sinh non
  • Chảy máu sau sinh.

3. Phương pháp chẩn đoán

Sau khi khám lâm sàng, nếu nghi ngờ bạn có tử cung đôi, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm xét nghiệm về hình ảnh để chẩn đoán chính xác tình trạng bất thường ở tử cung. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một trong các xét nghiệm sau:

  • Siêu âm: Có thể siêu âm qua thành bụng, siêu âm qua ngả âm đạo hay siêu âm 3D.
  • Sonohogramogram: Là một loại xét nghiệm hình ảnh được sử dụng để chẩn đoán bất thường tử cung. Sonohogramogram có hiệu quả cao trong việc phát hiện các bất thường về cấu trúc trong tử cung.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra những hình ảnh cắt ngang bên trong cơ thể của bạn.
  • Chụp X-quang cản quang vòi trứng nhằm xác định cấu trúc và kích thước của tử cung cũng như hoạt động của vòi trứng.

4. Phương pháp điều trị

  • Nếu có tử cung đôi song không có dấu hiệu bất thường nào, bạn không cần phải phẫu thuật.
  • Nếu có tử cung đôi cùng hai âm đạo, bạn có thể phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ vách ngăn phân chia âm đạo làm hai ngả. Phương pháp này có thể giúp bạn sinh con dễ dàng hơn.
  • Phương pháp điều trị dị dạng tử cung đôi có thể được tiến hành bằng việc cắt bỏ buồng tử cung không hoạt động tốt. Song việc này cần phải được cân nhắc đánh giá kỹ vì liên quan đến vấn đề nội tiết. Ngoài ra, việc cắt bỏ một buồng tử cung có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho tử cung.
  • Nếu bạn có tử cung đôi và đang mang thai, bạn cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe thai kỳ vì nguy cơ ngôi thai bất thường, thai nhi chậm phát triển do buồng tử cung hẹp, thai chết lưu, sinh non… là khá cao. Phổ biến nhất ở thai phụ có tử cung đôi là tình trạng ngôi thai không thuận. Ngôi thai không thuận và vị trí của buồng tử cung không mang thai nằm thấp gây chèn ép đường ra của thai nhi qua ngả âm đạo nên phương pháp mổ lấy thai thường được bác sĩ chỉ định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh tiểu đường có chữa được không? Hy vọng mới từ Tây y và Đông y

(61)
Để tìm ra lời giải cho nỗi trăn trở: “Bệnh tiểu đường có chữa được không?”, cả Tây y và Đông y đều có những tín hiệu đáng mừng giúp người ... [xem thêm]

Mách bạn quy tắc an toàn khi tập bơi cho trẻ

(32)
Bơi lội mang lại niềm vui cho trẻ, nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ dẫn đến các tai nạn đuối nước, thậm chí với cả những trẻ biết bơi. Vậy nên, những quy ... [xem thêm]

Yoga và pilates – bộ môn nào tốt hơn?

(70)
Cả yoga và pilates đều giúp củng cố sức khỏe và giảm cân. Nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được điểm khác nhau giữa hai bộ môn này để chọn ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì để giảm đau cơ sau khi tập gym?

(51)
Nếu biết cách giảm đau cơ sau khi tập gym, bạn sẽ dễ dàng duy trì chế độ luyện tập đều đặn để tăng cường sức khỏe và nhanh chóng cải thiện vóc ... [xem thêm]

Giải mã điềm báo mắt phải giật và cách khắc phục

(75)
Bạn gặp tình trạng mắt phải giật liên tục? Điều này là do mỏi mắt hay chỉ là dấu hiệu của một điềm báo? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh tăng cân sao mới khỏe mạnh?

(41)
Sự tăng cân sau khi sinh là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của bé. Có những trẻ sơ sinh tăng cân nhanh, cũng có những trẻ lại tăng rất ít. Để tìm ... [xem thêm]

7 lý do tại sao bạn không nên bắt bệnh theo “bác sĩ Google”

(57)
Bạn thường hỏi “bác sĩ Google” vì không phải xếp hàng chờ đợi hay tốn bất kỳ một chi phí nào để được tư vấn sức khỏe. Tuy nhiên, vị bác sĩ này ... [xem thêm]

Phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ (Phần 2)

(88)
Tìm hiểu chungĐau nhức cánh tay là gì?Đau nhức cánh tay là trường hợp khó chịu hoặc xuất hiện cảm giác đau nhức, cứng khớp ở bất cứ nơi nào trên cánh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN