Uống thuốc cảm khi cho con bú cần lưu ý gì?

(4.36) - 44 đánh giá

Việc uống thuốc cảm khi cho con bú có an toàn hay không? Bạn có thể áp dụng những phương pháp trị cảm lạnh nào mà không cần dùng thuốc?

Nếu bạn đang sử dụng thuốc và có những thắc mắc xoay quanh vấn đề này, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thuốc cảm không an toàn khi cho con bú

Dưới đây là các loại thuốc không an toàn đối với các bà mẹ đang cho con bú.

1. Aspirin

Aspirin có thể giúp điều trị cảm lạnh nhưng sẽ không an toàn cho những người có con nhỏ. Nếu bạn đang cho con bú thì nên tránh sử dụng vì thuốc này gây ra chứng acidosis, tình trạng khiến thận không thể duy trì mức độ pH trong máu làm cho máu trở nên có tính axit. Ngoài ra, aspirin thậm chí có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ sơ sinh, khiến não và gan sưng tấy.

2. Codeine và dihydrocodeine

Codeine là một loại thuốc giảm đau. Khi kết hợp với một loại thuốc khác như acetaminophen sẽ giúp điều trị cảm lạnh và ho.

Tuy nhiên, thuốc này có thể gây hại. Khi hấp thụ, codeine hoặc dihydrocodeine sẽ chuyển thành morphine làm ảnh hưởng mạnh đến hệ thần kinh trung ương. Morphine đi vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ và khiến bé buồn ngủ, tiêu chảy và suy nhược. Do đó, các mẹ nên tránh sử dụng codeine trong thời gian cho con bú.

3. Pseudoephedrine

Pseudoephedrine là thuốc giảm đau giúp giảm chất nhầy ở xoang và mũi. Thuốc này không có tác dụng phụ đối với bé đang bú mẹ nhưng làm giảm việc sản xuất hormone prolactin ở mẹ, dẫn đến giảm sản lượng sữa. Bé có thể bị suy dinh dưỡng và khó chịu vì đói.

4. Phenylephrine

Phenylephrine là thuốc giảm đau giúp điều trị viêm mạch máu và giảm nghẹt mũi. Mặc dù điều này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng nhiều người tin rằng, loại thuốc này sẽ khiến các bà mẹ giảm sản lượng sữa tiết ra cũng như gây buồn ngủ.

5. Xylometazoline và oxymetazoline

Đây là 2 thành phần chủ yếu có trong các chai thuốc xịt mũi để điều trị viêm và nghẹt mũi. Hiện chưa có đủ bằng chứng về sự an toàn của các chất này đối với mẹ và bé, vì vậy bạn vẫn nên tránh dùng hoặc tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.

Các biện pháp trị cảm lạnh không cần dùng thuốc

Nếu cảm thấy không an toàn lúc uống thuốc cảm khi cho con bú, bạn hãy áp dụng các biện pháp tự nhiên. Dưới đây là một số biện pháp giúp điều trị cảm lạnh an toàn cho mẹ và bé.

1. Xông hơi

Đây là cách tốt nhất để điều trị cảm lạnh. Hãy đun sôi nước trong 1 cái nồi và đặt ở phía trước mặt, sau đó trùm khăn lên đầu rồi hít sâu trong 5 phút và nghỉ 30 giây. Bạn có thể áp dụng phương pháp này nhiều lần trong ngày.

2. Súc miệng

Hãy dùng nước muối để súc miệng trong những ngày này vì đây là một phương thuốc lý tưởng giúp giảm đau họng.

3. Không ăn đồ lạnh

Những món ăn nóng như trà gừng, súp gà và cháo tía tô giúp giảm ho khan và cảm lạnh. Ngoài ra, đồ nóng làm thông khí quản giúp cho việc hít thở trở nên dễ dàng hơn.

4. Sử dụng khăn ướt

Nếu mẹ bị cảm lạnh kèm theo sốt, hãy dùng khăn ướt hoặc vải ẩm để giảm nhiệt độ.

5. Uống nhiều nước và nghỉ ngơi

Các mẹ nên uống nhiều nước để giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và làm ẩm lớp niêm mạc hô hấp.

Uống thuốc cảm khi cho con bú giúp tăng tốc độ phục hồi nhưng bạn chỉ nên sử dụng khi đã hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận. Khi bị cảm lạnh, bạn hãy cứ tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ như bình thường vì đây là cách tốt nhất để nâng cao hệ miễn dịch cho bé.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết về việc không nên sử dụng những loại thuốc nào trong khi đang cho con bú cũng như các cách giúp chữa cảm cúm an toàn và hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 lợi ích của dưa leo đối với trẻ nhỏ

(91)
Bé nhà bạn đã trên 6 tháng tuổi? Bạn đang muốn cai sữa cho bé và bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc? Bé đã ăn được một số loại rau và lúc này bạn muốn ... [xem thêm]

Tìm hiểu về rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên

(35)
Rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên là tình trạng căng thẳng tột độ, sợ hãi quá mức và hoảng loạn sau các sự kiện gây chấn thương về thể ... [xem thêm]

Mọi thứ bạn cần biết về chế độ ăn cho người tiểu đường

(85)
Dù bạn đang có nguy cơ bệnh tiền đái tháo đường hoặc đang duy trì một chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường thì một vài bước đơn giản dưới ... [xem thêm]

8 tác dụng của củ từ đối với sức khỏe mẹ bầu

(75)
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của củ từ đối với sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu ăn khoai từ cũng chỉ nên ăn vừa phải để tránh gặp ... [xem thêm]

Vaccine đậu mùa

(36)
Vaccine đậu mùa là gì và nó có tác dụng như thế nào? Vaccine đậu mùa đã được sử dụng cho đến những năm đầu của thập niên 1970 để quét sạch bệnh ... [xem thêm]

Giảm nghẹt mũi: Thực hiện ngay 8 cách sau!

(69)
Nghẹt mũi khiến bạn khó chịu, nhất là khi nước mũi cứ chảy ra gây nhột hoặc đôi khi bạn không thở được do đường dẫn khí bị nghẹt. Nhiều người cho ... [xem thêm]

“Viêm tuyến tiền liệt” ở nữ: Bệnh khó nói nhưng dễ nhầm lẫn

(57)
Viêm tuyến tiền liệt ở nữ là bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, khi đã xuất hiện, bạn sẽ rất khó nhận biết vì nó có nhiều triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với ... [xem thêm]

Mật ong trị hen suyễn và những điều bạn cần biết

(67)
Mật ong không chỉ là một loại thực phẩm ngọt ngào giúp thanh mát cơ thể, nó còn là liều thuốc thần kỳ chữa lành mọi loại bệnh, trong đó có cả bệnh hen ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN