Uống trà hoa đậu biếc để ngăn ngừa lão hóa tự nhiên

(3.7) - 77 đánh giá

Tham khảo: Tính nhu cầu calo cần thiết của bạn nhanh và chính xác

Hoa đậu biếc mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa… Bạn có muốn học cách làm trà hoa đậu biếc bổ dưỡng để thưởng thức mỗi ngày?

Ly trà hoa đậu biếc có thể đổi màu khi bạn vắt chanh hay bỏ hoa dâm bụt vào không chỉ rất thú vị mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây là loại thức uống không chứa caffeine mà bạn có thể thưởng thức mỗi ngày mà không lo bị kích thích như nhiều loại trà khác. Hãy cùng khám phá công dụng, tác dụng phụ và cách làm trà từ loại hoa quý này nhé!

Hoa đậu biếc là gì?

Hoa đậu biếc là hoa màu xanh đặc trưng mọc ra từ cây đậu biếc – một trong những loại cây cảnh mang giá trị thẩm mỹ cao.

Cây đậu biếc dạng thân theo, thường mọc leo dọc bờ rào. Thân và cành của nó có lông nhỏ, mềm mại.

Trà hoa đậu biếc là một loại trà màu xanh biếc vừa có công dụng làm đẹp, vừa có khả năng trị liệu nhiều căn bệnh. Nhờ vậy, trà đang được rất nhiều người ưa chuộng.

Hoạt chất trong hoa đậu biếc

Hoa đậu biếc chứa nhiều hoạt chất hóa học khác nhau. Trong đó, hai hoạt chất nổi bật nhất là anthocyanin – flavonoid. Hai hoạt chất này là yếu tố chính tạo nên màu xanh biếc tự nhiên cho hoa.

Hơn nữa, flavonoid có nguồn gốc thực vật là hoạt chất được ứng dụng thành các chế phẩm trị bệnh. Các nhà khoa học trên thế giới cũng công nhận flavonoid là một trong những hoạt chất thiên nhiên có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và đột biến của các tế bào trong cơ thể, phòng chống ung thư.

Hoa đậu biếc có tác dụng gì?

Công dụng của hoa đậu biếc rất tốt cho sức khỏe như giúp giảm cân lành mạnh, giảm đau, hạ sốt, kiểm soát đường huyết, bảo vệ mắt… Đặc biệt, loại trà này còn giúp ngăn ngừa lão hóa giúp bạn khỏe đẹp một cách tự nhiên.

1. Ngăn ngừa lão hóa sớm

Công dụng của hoa đậu biếc có thể giúp ngăn ngừa lão hóa sớm bằng cách kháng các gốc tự do. Bên cạnh đó, hợp chất anthocyanin trong trà đậu biếc cũng giúp bạn lưu giữ nét thanh xuân bằng cách tăng lưu lượng máu ở da đầu và củng cố nang tóc. Nhiều người dùng loại cây này để chữa tình trạng bạc tóc hay hói đầu sớm.

Da có dấu hiệu lão hóa do một quá trình phá hủy protein gọi là glycation. Trà đậu biếc có thể ức chế quá trình glycation và giữ cho làn da trẻ trung hơn.

Trà đậu biếc có elastin và collagen là những hợp chất quan trọng giúp duy trì sự trẻ trung bằng cách ngừa nếp nhăn cũng như duy trì độ đàn hồi của da. Flavonoid có trong loại trà này cũng đã được chứng minh là giúp làm tăng collagen và độ đàn hồi của da. Một loại flavonoid là quercetin trong loại trà này giúp tăng cường tế bào tóc và da cũng như giúp dưỡng ẩm cho da.

2. Giúp giảm đau và hạ sốt

Hoa đậu biếc là bài thuốc giảm đau và hạ sốt tự nhiên hiệu quả. Một thí nghiệm đã cho thấy chỉ 200 – 400mg chiết xuất trà đậu biếc có thể giúp giảm đáng kể nhiệt độ cơ thể trong tối đa 5 giờ sau khi uống. Loại trà này giúp bạn hạ sốt bằng cách làm các mạch máu dưới da mở rộng, từ đó giúp tăng lưu lượng máu và giảm nhiệt độ cơ thể.

3. Duy trì sức khỏe của mắt

Công dụng của hoa đậu biếc có thể hiệu quả trong việc giúp bạn duy trì đôi mắt khỏe mạnh. Một chất chống oxy hóa trong trà loại trà này là proanthocyanidin có chức năng tăng lưu lượng máu đến mao mạch của mắt. Điều này giúp hỗ trợ trong việc điều trị tình trạng tổn thương võng mạc, tăng nhãn áp hoặc mắt bị mờ.

4. Hoa đậu biếc giúp giảm căng thẳng

Một ly trà đậu biếc đẹp mắt sẽ giúp bạn thư giãn sau một ngày dài làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Chất chống oxy hóa trong loại trà này được chứng minh là giúp cải thiện tâm trạng và thư giãn thần kinh để giúp bạn ngủ ngon hơn. Một nghiên cứu cũng cho biết trà đậu biếc có tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương ở chuột. Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng trà đậu biếc có hiệu quả chống trầm cảm, căng thẳng và lo âu.

5. Giúp kiểm soát đường huyết

Công dụng của hoa đậu biếc sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết và hạ lượng glucose trong máu. Hoa còn ức chế sự hấp thụ glucose thừa từ thực phẩm nên có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Theo một nghiên cứu thực hiện trên chuột mắc tiểu đường công bố trên Tạp chí Khoa học Ứng dụng Dược phẩm, chiết xuất trà đậu biếc có thể làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong huyết thanh.

6. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Các chất chống oxy hóa trong trà đậu biếc không chỉ giúp phòng chống nhiễm trùng mà còn có lợi cho sức khỏe của tim. Các nghiên cứu cho thấy loại trà này có hiệu quả cải thiện mức cholesterol cao, một yếu tố nguy hiểm gây ra bệnh tim. Theo một nghiên cứu năm 2010, chiết xuất từ hoa đậu biếc góp phần làm giảm tổng lượng cholesterol trong huyết thanh một cách đáng kể. Ngoài ra, loại hoa này cũng giúp giảm đáng kể lượng triglyceride và cholesterol xấu (LDL).

7. Cung cấp chất chống oxy hóa

Trà hoa đậu biếc chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp bạn tăng cường sức khỏe tổng thể. Đây là loại trà thảo mộc duy nhất có hàm lượng chất chống oxy hóa tương đương với trà xanh. Các gốc tự do có thể gây viêm mãn tính, giảm khả năng miễn dịch và một số bệnh khác như ung thư. Chất chống oxy hóa từ trà đậu biếc bảo vệ bạn khỏi các tổn hại gây ra bởi các gốc tự do nguy hiểm này.

8. Công dụng của hoa đậu biếc giúp giảm cân

Trà hoa đậu biếc có thể là loại trà giảm cân mới lạ cho những ai quan tâm tới sức khỏe và muốn phòng bệnh béo phì. Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Quốc tế về Béo phì và Những Rối loạn Chuyển hóa Liên quan (International Journal of Obesity and Related Metabolic Disorders), trà đậu biếc giúp bạn giảm cân bằng cách ngăn ngừa và cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm có thể gây tăng cân, đặc biệt là ở vùng bụng.

Hợp chất quan trọng trong trà đậu biếc là catechin EGCG (epigallocatechin gallate), một chất giúp thúc đẩy việc đốt cháy calo bằng cách tăng cường quá trình trao đổi chất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là loại trà có chứa hàm lượng hợp chất EGCG cao hơn so với các loại trà khác nên có thể là loại trà giảm cân hiệu quả.

Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong trà hoa đậu biếc có các đặc tính chống viêm và lợi tiểu nên có thể giúp thanh lọc cơ thể cũng như giảm lượng thừa nước tích tụ trong cơ thể. Nếu muốn kiểm soát cân nặng, bạn có thể thưởng thức loại trà này sau bữa ăn để thanh lọc cơ thể và tăng cường trao đổi chất.

9. Cải thiện sức khỏe não bộ

Một nghiên cứu kết luận rằng các chất chống oxy hóa có trong trà đậu biếc giúp tăng sức mạnh não bộ cũng như tăng khả năng nhận thức và trí nhớ. Acetylcholine là một hợp chất chịu trách nhiệm giao tiếp hiệu quả giữa các tế bào thần kinh. Khi mức độ acetylcholine suy giảm theo tuổi, bạn có thể bị suy giảm trí nhớ và các vấn đề liên quan đến não khác. Bạn có thể bổ sung lượng acetylcholine sút giảm này và tăng trường trí não bằng cách uống trà hoa đậu biếc.

Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng chiết xuất trà đậu biếc giúp cải thiện trí nhớ, chữa trầm cảm, làm dịu thần kinh và tăng khả năng nhận thức. Một nghiên cứu cho thấy việc dùng chiết xuất trà đậu biếc với liều lượng 50 – 100mg/kg cân nặng cơ thể có thể giúp tăng trí nhớ ở chuột trong 30 ngày.

10. Công dụng của hoa đậu biếc giúp chống viêm

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế về Dược phẩm, hàm lượng chất chống oxy hóa trong trà đậu biếc đủ cao để chống lại chứng viêm nhiễm có thể gây bệnh. Lượng chất chống oxy hóa này còn giúp bảo vệ bạn khỏi một số bệnh mãn tính. Ngoài ra, chiết xuất trà hoa đậu biếc có thể giúp giảm đau và sưng rất tốt. Flavonoid trong trà đậu biếc cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch để giúp bạn chống lại các chứng viêm và nhiễm trùng tốt hơn.

Cách làm trà hoa đậu biếc tại nhà

Bạn chỉ cần chuẩn bị hoa đậu biếc khô, nước nóng và các gia vị mình thích là có thể tự pha chế một ly trà thơm ngon cũng như bổ dưỡng.

Nguyên liệu

  • Khoảng 240ml nước nóng
  • 1 thìa cà phê lá đậu biếc hoặc 10 bông hoa đậu biếc khô

Cách thực hiện

  • Đổ nước nóng vào cốc pha trà.
  • Bỏ lá hoặc hoa đậu biếc vào ngâm trong khoảng 15 phút. Bạn có thể nhìn thấy màu xanh dần tan vào trong nước còn hoa và lá thì dần chuyển thành một màu chàm rất đẹp.
  • Khi hoa hay lá đã phai hết màu, bạn lọc lấy nước trà để thưởng thức. Bạn có thể uống nóng hay thêm đá vào để uống lạnh cũng rất ngon.

Bạn có thể thêm một số hương liệu mình thích như quế, gừng, sả hay mật ong vào ly trà. Đặc biệt hơn, bạn có thể thêm chanh để quan sát ly đồ uống chuyển thành màu tím. Nếu thích, bạn cũng có thể bỏ ít hoa dâm bụt vào nước trà để có một tách trà đỏ tươi quyến rũ.

Hương vị trà hoa đậu biếc

Tùy vào cách pha chế của người dùng mà trà hoa đậu biếc sẽ có hương vị khác nhau. Tuy nhiên, hương vị dễ nhận biết nhất của trà hoa đậu biếc là ngọt dịu, chát nhẹ ở đầu lưỡi.

Trà hoa đậu biếc rất phù hợp để dùng làm nước giải khát trong những ngày nóng bức để tạo cảm giác thoải mái cho người dùng.

Tác dụng phụ của trà đậu biếc

Trà đậu biếc khá an toàn và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chế phẩm thảo dược từ hạt và lá của cây đậu biếc có thể gây buồn nôn và tiêu chảy nghiêm trọng. Vậy nên, khi gặp bất cứ khó chịu gì sau khi uống trà đậu biếc thì bạn nên đi khám sớm.

Phụ nữ có thai, cho con bú hoặc đang hành kinh cũng nên tránh trà đậu biếc vì hiện chưa có nhiều bằng chứng kiểm tra độ an toàn của loại trà này cho nhóm phụ nữ kể trên. Ngoài ra, nếu bạn đang uống bất kỳ loại thuốc nào thì cũng nên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi uống.

Trà hoa đậu biếc không những có màu sắc thú vị mà còn giúp bạn bảo vệ não bộ, tim mạch và duy trì sức khỏe tổng thể. Bạn chỉ cần bỏ chút thời gian mỗi sáng là có thể tự pha cho mình một ly trà bổ dưỡng giúp ngăn ngừa lão hóa rồi đấy!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mối liên hệ giữa bệnh hen suyễn, thể chất và tinh thần

(62)
Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều ... [xem thêm]

Bất ngờ với các lợi ích trà xanh mang lại cho cơ thể

(82)
Trà xanh từ lâu đã rất nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Lợi ích trà xanh mang lại bao gồm tăng cường chức năng não, bảo vệ răng, điều ... [xem thêm]

Căng thẳng với chàng vì bệnh giảm ham muốn tình dục

(88)
Giảm ham muốn tình dục là tình trạng khá phổ biến và có thể xuất hiện ở cả 2 phái, làm ảnh hưởng đời sống tinh thần của nhiều cặp đôi.Định ... [xem thêm]

Mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài nguyên nhân do đâu?

(58)
Sinh con là những trải nghiệm riêng biệt đối với mỗi người. Một số mẹ bầu may mắn trải qua quá trình vượt cạn khá nhanh chóng cũng như khỏe mạnh. Trong ... [xem thêm]

10 tác dụng của quả cóc (trái cóc) có thể bạn chưa biết

(61)
Bạn thường ăn cóc như một loại trái cây giúp đỡ buồn miệng? Thực ra, tác dụng của quả cóc còn giúp bạn giảm ho, tốt cho sức khỏe của mắt và giúp ... [xem thêm]

9 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo sức khỏe

(83)
Khi chúng ta ngủ, cơ thể tự nó thực hiện những điều hết sức tuyệt diệu, chẳng hạn như tự điều chỉnh hormone, phục hồi các cơ bắp. Vậy nên, chẳng có ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về chứng đổ mồ hôi lạnh

(86)
Chứng đổ mồ hôi lạnh đôi khi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn như nhiễm trùng máu, hạ đường huyết hay đau tim. Bạn cần tìm được ... [xem thêm]

Phân biệt viêm cột sống dính khớp và thoái hóa cột sống lưng

(99)
Viêm cột sống dính khớp và thoái hóa cột sống lưng là hai bệnh cơ xương khớp rất dễ gây nhầm lẫn do triệu chứng của chúng khá giống nhau. Nếu bạn không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN