Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

4 tác hại của nấm hương bạn nên biết để phòng tránh

(3.7) - 86 đánh giá

Là thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng những tác hại của nấm hương như ngộ độc, dị ứng,… vẫn khiến chị em phải lưu ý khi chế biến.

Nấm hương là một loại nấm ăn được có nguồn gốc ở châu Á và được dùng để làm nguyên liệu nấu nướng, ngoài ra được sử dụng như một phương thuốc thảo dược cho nhiều loại bệnh. Mặc dù nấm hương có nhiều lợi ích rất tuyệt vời, nhưng bên cạnh đó, loại nấm này cũng có một số tác hại cho cơ thể.

1. Tiêu chảy

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết thì nấm hương nhìn chung là an toàn nhưng loại nấm này có thể gây ra một số tình trạng cho hệ tiêu hóa bao gồm đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn. Những ảnh hưởng này thường xảy ra khi bạn ăn quá nhiều nấm hương trong một bữa ăn hoặc cơ thể không có khả năng xử lý nấm trong cùng một lúc. Đây là một trong những tác hại của nấm hương thường xảy ra với cơ thể nên bạn cần điều chỉnh lượng nấm cho phù hợp với mỗi bữa ăn nhé.

2. Tăng bạch cầu

Tăng bạch cầu chính là một tác hại khi bạn ăn nấm hương. Theo một nghiên cứu cho rằng ăn 4g nấm hương mỗi ngày trong vòng 10 tuần có thể làm tăng bạch cầu toan tính, là tình trạng gia tăng bất thường về số lượng bạch cầu, có thể liên quan đến các triệu chứng tiêu hóa đường ruột khi ăn nấm hương.

3. Dị ứng

Theo Hiệp Hội ung thư Hoa kỳ, nấm hương có thể gây ra dị ứng ở một số người, ảnh hưởng bất lợi đến da, mũi, họng hoặc phổi của bạn. Các triệu chứng thông thường của phản ứng dị ứng với nấm là xuất hiện phát ban, sưng mặt, cổ họng, khó thở và nhịp tim tăng lên. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này sau khi ăn nấm hương, hãy đến cơ sở chăm sóc y tế ngay bạn nhé.

Mặc dù ít xảy ra nhưng nấm hương cũng có thể gây nên tình trạng viêm. Các tổn thương da liên quan đến ăn nấm hương có thể trở nên tồi tệ hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng, nhưng các triệu chứng có thể làm bạn khó chịu và suy nhược cơ thể.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là trong nấm hương có chất lentinan. Chất này được cho là khiến các mạch máu trong cơ thể giãn nở và rò rỉ một lượng nhỏ các hợp chất gây kích ứng ngay bên dưới da, lentinan bị phân hủy ở nhiệt độ cao, đó là lý do chỉ khi ăn nấm tươi hoặc chưa nấu chín mới gây ra hiện tượng phản ứng.

4. Ngộ độc

Ngộ độc là tác hại của nấm hương , có thể do những nguyên nhân sau đây:

  • Trong quá trình trồng: Nhiễm khuẩn do nguồn nước bị nhiễm bệnh trong quá trình nấm đang phát triển. Các vi khuẩn như salmonella và E. coli có thể gây bệnh cho những người ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm đều gây nôn, tiêu chảy, đau bụng và sốt. Để tránh ngộ độc, bạn nên rửa nấm hương sạch trước khi ăn nhé.
  • Trong quá trình chế biến: Nhiễm khuẩn có thể xảy ra trong quá trình chế biến hoặc do đóng gói không đúng cách. Nấm hương tươi được đóng gói trong các bình chứa kín, không làm lạnh có thể gây ngộ độc, do vi khuẩn clostridium botulinum gây ra. Khi mua nấm tươi, bạn nên chọn bao bì có lỗ hổng để không khí lưu thông để hạn chế tác hại của nấm hương gây ra và có thể bảo quản được 5 ngày trong tủ lạnh.
  • Trong quá trình nấu nướng: Nếu những người chế biến nấm hương có vi khuẩn đường ruột, họ có thể truyền bệnh cho người khác bằng việc không rửa tay trước khi chế biến nấm. Ngoài ra, nấm tươi chưa nấu chín có thể gây ra ngộ độc cho cơ thể.

Nấm hương có nhiều lợi ích nhưng bạn cũng cần lưu ý những tác hại trên để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

5 món ngon từ nấm hương bổ dưỡng cho bữa ăn ngày Tết

(35)
Cùng trổ tài vào bếp với các món ăn chế biến đơn giản, thanh mát cơ thể từ nấm hương tươi và khô cho ngày Tết bạn nhé.Những bữa tiệc ngày Tết với ... [xem thêm]

Bạn có vô tình làm tổn thương gan?

(12)
Nóng gan gây nổi mụn, ngứa ngáy da chỉ là những biểu hiện bề nổi bên ngoài cho thấy tình trạng tổn thương gan của bạn đang nằm trong mức báo động.Gan là ... [xem thêm]

Đồng tính nữ và bệnh lây qua đường tình dục

(21)
Phụ nữ đồng tính (Đồng tính nữ) hoặc lưỡng tính có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục (STD) không? Câu trả lời là có. Phụ nữ đồng tính hoặc ... [xem thêm]

Tiêm vắc xin khi mang thai

(21)
Tiêm vắc xin khi mang thai và trước mang thai không những giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn đảm bảo sự an toàn cho trẻ.Hệ miễn dịch của mẹ là lá chắn ... [xem thêm]
Đang tải ...

Bạn nên tập cardio bao nhiêu là đủ?

(13)
Bạn cố gắng tập cardio liên tục vì muốn giảm cân nhanh chóng để có vóc dáng thon gọn hơn? Nếu không tìm hiêu tập cardio bao nhiêu là hợp lý, bạn có thể ... [xem thêm]

6 gợi ý giúp phòng tránh bệnh hen suyễn từ thú cưng

(49)
Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều ... [xem thêm]

Tư thế trái núi và những lợi ích cho sức khỏe

(62)
Ngày nay, yoga dần trở nên phổ biến và đã trở thành một trong những phương pháp luyện tập mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đó, yoga bao gồm nhiều ... [xem thêm]

Thanh toán chi phí điều trị ung thư không khó nếu nắm rõ quá trình

(87)
Thanh toán chi phí điều trị ung thư là điều không dễ dàng bởi bạn có thể sẽ gặp những vấn đề khác phát sinh nằm ngoài dự kiến hoặc đến một lúc nào ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...