Vaccine đậu mùa

(3.91) - 36 đánh giá

Vaccine đậu mùa là gì và nó có tác dụng như thế nào?

Vaccine đậu mùa đã được sử dụng cho đến những năm đầu của thập niên 1970 để quét sạch bệnh đậu mùa trên toàn thế giới. Rất giống với những loại vaccine khác, vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa. Vaccine đậu mùa được sản xuất từ một loại virus sống có cấu trúc rất tương tự với virus đậu mùa. Vaccine này không gây ra bệnh đậu mùa nhưng nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng một số người (đặc biệt là những người có hệ miễn dịch bị suy yếu).

Có phải mọi người đều nên tiêm chủng vaccine đậu mùa?

Đối với phần lớn mọi người, sự cần thiết phải tiêm chủng phòng đậu mùa phụ thuộc vào việc có đang xảy ra một đợt bùng phát bệnh hay không. Trong phần lớn trường hợp, vaccine gây ra các tác dụng phụ nhẹ như đau quanh vùng tiêm, sốt hay nhức mỏi người. Một số ít người được tiêm chủng có các tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể tử vong. Do đó, vaccine chỉ cần thiết khi có đợt bùng phát dịch đậu mùa, hoặc cần thiết cho một nhóm người bị phơi nhiễm với virus. Các nhóm người sau đây có nguy cơ bị các tác dụng phụ nghiêm trọng cao nhất và chỉ nên được tiêm chủng khi thực sự phơi nhiễm với virus:

  • Những người có tiền sử bệnh chàm hoặc những bệnh lý da mạn tính như chốc.
  • Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu một cách tự nhiên do bệnh hoặc do điều trị. Nhóm này bao gồm bệnh nhân bị ung thư, HIV/AIDS, những người vừa được ghép tạng gần đây hoặc đang sử dụng thuốc như Steroid.
  • Những người dị ứng với bất cứ thành phần nào trong vaccine đậu mùa.
  • Những người có thai hoặc cho con bú.
  • Trẻ em nhỏ hơn 12 tháng tuổi.
  • Những người có bệnh tim mạch như bị đau ngực, tiền sử bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ, suy tim sung huyết hoặc viêm cơ tim (bệnh cơ tim).
  • Những người có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên trong số những yếu tố được liệt kê sau đây:
    • Rối loạn lipid máu.
    • Cao huyết áp.
    • Đái tháo đường hay đường máu cao.
    • Họ hàng cách nhau 1 thế hệ (cha, mẹ, anh, chị em) có vấn đề về tim mạch trước 50 tuổi.
    • Hiện đang hút thuốc lá.
  • Những người ở chung nhà với người bị bệnh da liễu hoặc có vấn đề về hệ miễn dịch.

Nếu tôi đã được tiêm chủng nhiều năm trước, tôi có còn được bảo vệ không?

Có thể không. Các nghiên cứu chỉ ra rằng vaccine này chỉ có hiệu quả nhất trong vòng 3 đến 5 năm sau khi tiêm.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/crisis-situations/smallpox-vaccine.html

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Đặng Như Thành - BS. Trần Công Bảo Phụng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu khi bị thú hoang cắn

(13)
Có hai loại vết cắn từ thú hoang: loại mang mầm bệnh dại và loại không mang mầm bệnh dại.Bệnh dại là một căn bệnh có thể gây tử vong. Vết cắn hoặc ... [xem thêm]

5 sai lầm khi tắm thường gặp phải

(62)
Có phải bạn đã từng gặp cảnh tắm gội rất lâu với mong muốn được thoải mái và sạch sẽ hơn, thế nhưng, cái bạn nhận được lại là cảm giác ngứa ... [xem thêm]

10 vị trí chứa nhiều vi khuẩn trong bếp nhất

(83)
Bạn có tin rằng vi khuẩn trong bếp là nhiều nhất nhà và nguy hiểm nhất không? Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên, nhưng đó lại là sự thật.Việc giữ ... [xem thêm]

Kinh nghiệm đi du lịch cùng bé

(45)
Chìa khóa để thành công trong hầu hết các vấn đề liên quan đến trẻ nhỏ chính là sự chuẩn bị kĩ lưỡng, du lịch cùng bé cũng không ngoại lệ. Sau đây là ... [xem thêm]

Hương liệu tạo mùi: Sát thủ thầm lặng trong sản phẩm tẩy rửa

(50)
Thói quen sử dụng các sản phẩm chứa hương liệu tạo mùi khiến ngôi nhà trở thành nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Mùi hương có thể trở thành “sát ... [xem thêm]

Giảm áp

(82)
Tìm hiểu chungBệnh giảm áp là gì?Bệnh giảm áp là một loại chấn thương xảy ra khi áp lực xung quanh cơ thể giảm nhanh đột ngột.Bệnh thường xảy ra ở ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn chăm sóc sức khỏe ở nơi làm việc

(38)
Bạn cảm thấy mệt mỏi mỗi khi đến chỗ làm? Hãy nhanh chóng bỏ túi 5 bí quyết giúp bạn chăm sóc sức khỏe ở nơi làm việc để luôn tràn đầy hứng khởi ... [xem thêm]

Chất tẩy rửa xanh: Lợi hay hại?

(32)
Các hãng chất tẩy rửa thường tự quảng cáo rằng sản phẩm của họ mang nhãn hiệu chất tẩy rửa xanh. Đồng thời, họ cũng khẳng định sản phẩm của họ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN