Về thuốc chữa ho, sổ mũi

(3.93) - 15 đánh giá

Tôi đề cập tới 1 nhóm thuốc chữa triệu chứng chính mà thường xuyên xuất hiện trong các toa thuốc cũng như bịch thuốc khi phụ huynh mua tại tiệm:

Thuốc kháng dị ứng (thuốc kháng Histamin – anti Histamine)

Nhóm này có nhiều thế hệ, một số loại thế hệ I điển hình ‘’có tên tuổi “:

  • Chlopheniramine 4 mg, viên nén vàng hình bầu dục, đôi khi là tròn
  • Theralen 5 mg, viên màu hồng, tròn
  • Toplexil dạng viên nang nửa xanh, trắng
  • Dexchlopheniramin 2 mg (tên khác polamin, polaramin), có dạng siro.
  • Dạng viên phối hợp: dexchlopheniramin + betamethasone (cedetamine, celestamine)

Thế hệ II gồm có: loratadine, cetirizine, desloratadine, levocetirizine, fexofenadine….

Bản chất các thuốc này dùng để chữa dị ứng: dị ứng da (mề đay cấp – mạn, chàm ….) viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng và các dạng dị ứng khác.

Dùng phổ biến hiện nay trong chữa ho, sổ mũi trẻ em là các kháng Histamine thế hệ 1 đã liệt kê ở trên.

Dùng để làm gì?

Người ta nghĩ rằng, khi dùng những thuốc này sẽ có tác dụng làm giảm sổ mũi, giảm ho. Cho nên cứ hễ con nít bị ho, sổ mũi là họ sẽ dùng thuốc này mà không cần biết sổ mũi này là do viêm mũi theo cơ chế nào.

Nếu viêm mũi theo cơ chế dị ứng thì các thuốc kháng histamine sẽ có tác dụng giảm ngứa mũi, giảm tiết dịch mũi.

Nhưng thật không may đa số ho- sổ mũi con nít là bệnh cảm thường. Mà trong bệnh này mũi bị viêm không phải theo cơ chế dị ứng (nếu có thì rất ít). Viêm mũi trong bệnh cảm lạnh – chất gây viêm là các Interlekin (IL) chứ không phải Histamine nên các thuốc kháng dị ứng hầu như không có tác dụng.

Thế nhưng thực tế khi dùng vào với liều cao thì thấy hiện tượng ho, sổ mũi vẫn giảm là vì sao?

Đó là do ngoài tác dụng kháng dị ứng (kháng Histamine) các thuốc này còn có tác dụng kháng Cholinernic (Anticholinergic). Tác dụng này làm giảm tiết các chất nhầy đường hô hấp, khiến cho đứa trẻ bị khô mũi, khô miệng, các chất tiết ra rồi thì cô đặc lại và ứ đọng bên trong đường hô hấp khó tống ra ngoài. Nhìn bề ngoài thì có vẻ bệnh giảm vì bớt triệu chứng. Nhưng đứa trẻ đạng gặp những rắc rối do chính tác dụng anticholinergic mà người lớn không thấy được: khô mũi, miệng, táo bón, bí tiểu, tim nhanh……

Các thuốc Kháng Histamine thế hệ I vừa nêu còn có thể đi qua hàng rào máu não, gây nên những tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương: ngủ gà, li bì, trẻ nhỏ thì khó ngủ, kích thích, la hét thậm chí co giật, giảm khả năng tập trung chú ý tiếp thu kiến thức, giảm trí nhớ. Các thuốc thế hệ II thì ít tác dụng phụ này nhưng khả năng làm khô mũi thì kém hơn hẳn các thuốc thế hệ I nên không được các ‘’ bác, các chú’ ưa chuộng lắm.

Theo khuyến cáo của AAP (viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ): không dùng bất cứ sản phẩm thuốc không kê toa (OTC) nào cho trẻ em dưới 6 tuổi bị cảm lạnh vì các nguy cơ tác dụng phụ của thuốc và hiệu quả không cao. Bao gồm cả các loại thảo dược. Mật ong có thể giảm ho và dường như vô hại đối với trẻ trên 1 tuổi, hiệu quả giảm ho tương đương thuốc tây (dextromethophan).

Các thuốc kháng dị ứng để điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ chỉ nên dùng các loại an toàn: desloratadine, levocetirizine … có thể dùng được cho trẻ từ 6 tháng trở lên.

Tại sao nhất quyết phải giảm ho, sổ mũi khi bị cảm?

Đơn giản chỉ vì phụ huynh thấy ‘’ sốt ruột ‘’ mà thôi chứ nó không đem lại bất kì lợi ích nào cho đứa nhỏ. Dù rằng đứa nhỏ mũi thòng lòng, ho sùng sục nhưng nó vẫn vui vẻ và chơi bời, chúng không ‘’ sốt ruột ‘ gì. Chỉ có cha mẹ sốt ruột vì: ‘’ mất ngủ, tiếc công đút cháo rõ vất vả nay ho cái ói ra hết ‘’.. vì thiếu hiểu biết “’ sợ để ho nó lan xuống viêm phổi …..

Ho là phản xạ tống vi trùng, dị vật, đàm nhớt ra khỏi đường hô hấp để ngăn ngừa viêm phổi, ngăn ngừa tắc nghẽn đường thở thì làm sao ho nhiều, ho lâu lại gây ra viêm phổi cho được.

Trẻ sơ sinh không ho được, người già yếu liệt nằm 1 chỗ không ho được, bị ứ đọng đàm nhớt, vi trùng thì mới bị viêm phổi và chết chứ. Vì vậy thay vì sốt ruột cha mẹ nên vui mừng vì con mình ho khỏe, ho khỏe thì bệnh mau khỏi, không ho hay ho yếu thì dễ bị nặng hơn. Bằng mọi cách để giảm ho, cắt ho chính là đang làm hại trẻ mà thôi.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/691992284331628?__tn__=K-R

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chọn nơi khám bệnh cho trẻ

(15)
Tổng quan Đa số bé bệnh vặt, viêm mũi họng, viêm hô hấp trên, tiêu chảy cấp, rối loạn tiêu hóa, cảm, sốt vi rút đều chữa dễ dàng gần nhà Ngay cả sốt ... [xem thêm]

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị trầm cảm

(79)
Các bậc cha mẹ hãy trả lời các câu hỏi “ có, không” sau, nếu cha mẹ trả lời có với vài câu hỏi thì rất có thể trẻ đã bị trầm cảm Một số dấu ... [xem thêm]

Phân của bé khi nào đáng lo

(24)
Phân của trẻ Bé dưới 6 tháng hay còn bú: có bé đi sẹt sẹt ngày vài lần, có bé 2, 3 ngày mới đi cầu. Không nên hoảng hốt khi bé đỏ mặt, nhăn nhó, càu ... [xem thêm]

Cảm lạnh thông thường

(29)
Thông tin cho bệnh nhân (phần cơ bản): ho, chảy mũi và cảm lạnh. Nguyên nhân nào gây ra chứng ho , chảy mũi và các triệu chứng của cảm lạnh thông thường? ... [xem thêm]

Bé có bị còi xương hay không?

(81)
Còi xương là chuyện của ngày xưa chứ giờ trẻ khó mà còi xương lắm – Vì bây giờ sữa đủ, vitamin D đủ, phụ huynh biết phơi nắng biết chăm bé rồi Bây ... [xem thêm]

Viêm tai giữa

(52)
Mom: Bác sĩ Bv X nói khi tắm con thì nút bông vào tai kẻo nước vào tai gây viêm tai giữa, theo bác sĩ có nên không ạ? MD: Chị vào được phòng tôi thì chị phải ... [xem thêm]

Nhiễm sán chó

(77)
Gọi là sán chó nhưng đó là 1 loại giun tròn kí sinh ở chó, mèo. Gọi là giun đũa chó mèo mới đúng. Con giun trưởng thành có thể dài đến 5 – 6 cm. Vật chủ ... [xem thêm]

Cảm lạnh có thể dẫn đến biến chứng gì?

(52)
Các biến chứng khi trẻ bị cảm Mặc dù cảm lạnh tương đối lành tính, trẻ có thể tự mình vượt qua mà không cần bất cứ thuốc thang gì. Trẻ nhỏ thì ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN