Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Vì sao bạn nên ngừng mua kem đánh răng không chứa fluor?

(4.2) - 32 đánh giá

Kem đánh răng không chứa fluor đang thu hút sự chú ý vì những tin tức về tác hại của fluor xuất hiện trên mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn cũng không nên “tẩy chay” fluor hoàn toàn vì đây là một thành phần rất quan trọng giúp ngăn ngừa sâu răng.

Kem đánh răng có chứa fluor đã được chứng minh có thể ngăn ngừa sâu răng nhưng một số người tiêu dùng đang chuyển qua sử dụng kem đánh răng không chứa fluor vì lo lắng trước các tác hại của fluor.

Tiến sĩ Edmond Hewlett, giáo sư về nha khoa phục hồi tại khoa Răng Hàm Mặt thuộc Đại học California, cho biết việc sử dụng những kem đánh răng không chứa fluor này sẽ làm bạn mất lợi ích chống sâu răng của fluor.

Tìm hiểu về khoáng chất fluor

Fluor là một khoáng chất tự nhiên có thể được tìm thấy trong hầu hết các nguồn nước như hồ, sông và đại dương.

Trong 70 năm qua, fluor được thêm vào hầu hết các nguồn nước công cộng ở Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, chất fluor cũng có mặt trong nguồn nước sinh hoạt hằng ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra việc thêm fluor vào nguồn nước công cộng đã ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em và người lớn ít nhất 25%.

Khi thêm fluor vào kem đánh răng và các sản phẩm nha khoa, khoáng chất này giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách tăng cường men răng. Tuy nhiên, một số người tiêu dùng chọn những loại kem đánh răng không chứa fluor vì tin rằng các chất diệt khuẩn như fluor, triclosan và canxi clorua có hại cho sức khỏe.

Tiến sĩ Hewlett cho rằng không có chất nào trong kem đánh răng có thể sánh ngang với lợi ích của fluor. Các nha sĩ cũng thường khuyên dùng kem đánh răng chứa fluor vì khả năng phòng sâu răng của chất này đã được nghiên cứu qua nhiều năm.

Theo tiến sĩ Hewlett, chất fluor trong kem đánh răng không chỉ an toàn mà còn là một thành phần hoàn toàn tự nhiên. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (U.S. Food and Drug Administration – FDA) cũng đã phê duyệt cho một lượng fluor nhất định vào kem đánh răng để ngăn ngừa sâu răng.

Fluor ngừa sâu răng như thế nào?

Răng thường xuyên được bao phủ trong một màng dính vi khuẩn gọi là mảng bám. Khi bạn ăn thực phẩm có chứa đường, vi khuẩn trong mảng bám sẽ tạo ra axit tấn công và phá hủy men răng theo thời gian. Việc này sẽ tạo nên những lỗ nhỏ trên răng gọi là sâu răng.

Fluor tăng cường men răng bằng cách giúp xây dựng lại men đã bị axit tấn công và khắc phục các dấu hiệu đầu tiên của sâu răng.

Tiến sĩ Hewlett cho biết có những bằng chứng rõ ràng ủng hộ hiệu quả và độ an toàn của fluor. Các bằng chứng khoa học uy tín cho thấy việc dùng kem đánh răng có fluor trong mức cho phép để ngăn ngừa sâu răng không gây bất kỳ tác hại nào.

Cách chọn kem đánh răng an toàn

Một cách đơn giản để chọn kem đánh răng an toàn là mua những nhãn hiệu đã được các tổ chức y tế uy tín chứng nhận. Tại Hoa Kỳ, kem đánh răng an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa sâu răng và duy trì sức khỏe răng miệng tối ưu đều có dấu chứng nhận của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (American Denta Association – ADA). Ở Việt Nam, bạn có thể tìm mua những kem đánh răng có tem của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam.

Ngoài ra, bạn cũng nên đọc kỹ bảng thành phần ghi trên bao bì kem đánh răng để xem hàm lượng fluor trong kem có phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình không. Bạn có thể tham khảo lượng fluor phù hợp cho từng lứa tuổi sau:

Trẻ dưới 3 tuổi: bạn nên chọn kem đánh răng không chứa fluor.

Trẻ từ 3–6 tuổi: Bạn nên chọn kem đánh răng chứa từ 0.2–0.5mg fluor/100g kem.

Trẻ từ 6–11 tuổi: Bạn nên chọn kem đánh răng chứa 1mg fluor/100g kem.

Trẻ 12 tuổi trở lên: Bạn có thể chọn kem đánh răng chứa 1–1.5mg fluor/100g kem.

Kem đánh răng chứa fluor không hề nguy hiểm nếu bạn biết sử dụng vừa đủ. Vì vậy, bạn chỉ nên mua kem đánh răng không chứa fluor cho trẻ em dưới 3 tuổi thôi nhé.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Tràn máu màng phổi: Nguyên nhân, cách điều trị và tiên lượng bệnh

(47)
Tràn máu màng phổi là một trong những tình trạng sức khỏe rất nguy hiểm. Hầu hết những người bị tràn máu màng phổi là do chấn thương và cần cấp cứu ... [xem thêm]

Việc trị ho cho bà bầu không khó nếu bạn biết cách

(87)
Có nhiều biện pháp để trị ho cho bà bầu và giúp tăng sức đề kháng khi mang thai mà không cần dùng đến thuốc nhưng vẫn đem lại hiệu quả bất ngờ.Một ... [xem thêm]

Tìm hiểu về sự phát triển của bé 13 tháng tuổi

(17)
Bé 13 tháng tuổi có thể sẽ vô cùng hiếu động do con yêu muốn được khám phá thế giới xung quanh thông qua nhiều cách khác nhau.Nếu bạn đang băn khoăn liệu ... [xem thêm]

Bé bị nổi mẩn đỏ: Nguyên nhân và cách chữa trị tận gốc

(85)
Mẹ khi biết nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ sẽ có cách chữa trị và phòng ngừa để con tránh được những kích ứng da gây khó chịu, làm ảnh hưởng ... [xem thêm]
Đang tải ...

Thực phẩm tốt cho não của bé mà bạn nên biết

(43)
Trí não của bé thường bắt đầu phát triển ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ và tiếp tục sau khi bé chào đời. Trong quá trình phát triển, bạn có thể ... [xem thêm]

Vitamin B complex: Bạn có nên sử dụng?

(75)
Vitamin B complex là loại thực phẩm bổ sung hiện đang được sử dụng khá phổ biến. Vậy vitamin B complex là gì và tác dụng của vitamin B complex thế nào?Bạn hãy ... [xem thêm]

Cách ứng phó với những khó khăn ở tuổi dậy thì

(94)
Bạn thức tới hai giờ sáng, ăn uống nhảy múa gào thét và bạn thấy mệt mỏi khi đến trường ngày hôm sau. Vậy tại sao từ “thiếu niên” khiến bạn lo ... [xem thêm]

Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không?

(74)
Cơm là thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không vẫn còn đang là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.Tiểu ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...