Viêm loét đại tràng và những điều cần biết

(3.7) - 47 đánh giá

Viêm loét đại tràng ngày càng phổ biến và rất dễ nhận biết, một trong những biểu hiện rõ nhất là người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị đúng cách. Bạn nên tìm hiểu rõ về bệnh để nhận biết và có những thay đổi trong lối sống và cách sinh hoạt để phòng ngừa cũng như chữa trị căn bệnh này.

Viêm loét đại tràng là bệnh gì?

Viêm loét đại tràng là một bệnh gây viêm và là một trong hai dạng viêm ruột chính thường gặp. Bệnh này xuất hiện ở lớp niêm mạc trong của trực tràng và đại tràng (ruột già). Nếu bạn bị viêm loét đại tràng thì trực tràng và đại tràng của bạn sẽ xuất hiện những vết loét li ti có thể gây chảy máu và tạo mủ.

Phần lớn các trường hợp viêm loét đại tràng khởi phát ở trực tràng và đại tràng bên dưới nhưng lại có thể ảnh hưởng toàn bộ đại tràng. Nếu chỉ có trực tràng bị ảnh hưởng thì tình trạng viêm loét được gọi là viêm trực tràng trong khi nếu toàn bộ phần đại tràng bị ảnh hưởng thì tình trạng này gọi là viêm đại tràng toàn bộ.

Viêm loét đại tràng là một bệnh mãn tính. Tuy vậy, sẽ có giai đoạn các triệu chứng bệnh ngừng tiến triển, thuyên giảm, tái đi tái lại và bùng phát.

Tình trạng viêm loét đại tràng thường xảy ra nhiều nhất ở những người từ 15 đến 30 tuổi tuy nhiên bất kì ai trong độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Nam giới và nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh ngang nhau và những người có người thân từng mắc bệnh sẽ dễ có nguy cơ bị viêm loét đại tràng hơn. Một điều khá kỳ lạ là hút thuốc dường như có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bị viêm loét đại tràng.

Các triệu chứng của viêm loét đại tràng

Nếu bạn trải qua giai đoạn phát bệnh thì bạn có thể bị đau bụng và tiêu chảy ra máu. Bạn cũng có thể bị sốt, chảy máu trực tràng, mệt mỏi, thiếu máu, chán ăn, sụt cân và rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng do cơ thể bị thiếu nước và các chất dinh dưỡng.

Ở những trường hợp nghiêm trọng bạn có thể phải đi vệ sinh nhiều lần trong ngày và có những triệu chứng khác, chẳng hạn:

  • Khó thở;
  • Tim đập nhanh và bất thường;
  • Sốt cao;
  • Tình trạng đi ngoài ra máu càng xuất hiện nhiều;

Chứng viêm loét đại tràng cũng có thể ảnh hưởng đến những bộ phận khác, gây ra các triệu chứng như:

  • Khớp xương bị đau và sưng (viêm khớp);
  • Lở miệng;
  • Các vùng da bị mẩn đỏ, đau nhức và sưng tấy;
  • Mắt đỏ và bị kích ứng.

Viêm loét đại tràng có thể gây ra những vấn đề lâu dài như viêm khớp, viêm vùng mắt, loãng xương, rôm sảy, thiếu máu, sỏi thận và các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và viêm đường mật xơ hóa nguyên phát. Tuy vậy, những bệnh lý này có thể biến mất khi chữa khỏi bệnh viêm loét đại tràng.

Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây khởi phát viêm loét đại tràng. Vài người cho rằng các tác nhân môi trường, chế độ ăn uống hay viêm nhiễm là nguyên nhân gây khởi phát tình trạng viêm loét. Các nhà khoa học đã tìm thấy một số loại virus trong ruột của những người bị viêm loét đại tràng. Tuy vậy, mối liên hệ giữa những loại virus này với tình trạng viêm loét vẫn chưa được chứng thực rõ ràng.

Cũng giống như phần lớn những bệnh viêm nhiễm, tình trạng viêm loét đại tràng có thể được gây ra bởi những bất thường trong ruột. Thay vì bảo vệ đại tràng và trực tràng thì hệ miễn dịch lại tấn công những tế bào này và gây viêm nhiễm. Những đợt bùng phát này có thể diễn ra trong thời gian dài.

Các nguyên do tâm lý như stress không thể gây ra tình trạng viêm loét đại tràng nhưng có thể khiến các triệu chứng nghiêm trọng hơn và dẫn đến những đợt tái đi tái lại thường xuyên hơn.

Những ai có nguy cơ bị viêm loét đại tràng?

Nếu có những dấu hiệu dưới đây thì bạn có nguy cơ bị viêm lóet đại tràng:

  • Bạn trong độ tuổi từ 15 đến 25;
  • Bạn là người gốc Âu và gốc Phi;
  • Người thân của bạn từng bị viêm loét đại tràng.

Viêm loét đại tràng xuất hiện nhiều hơn ở những người chưa từng hoặc đã ngưng hút thuốc so với những người đang hút. Dù vậy, bạn không nên nghĩ rằng hút thuốc là một cách để điều trị tình trạng viêm loét đại tràng.

Cách chẩn đoán viêm loét đại tràng

Bạn có thể thực hiện những xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán viêm loét đại tràng:

  • Xét nghiệm phân: bác sĩ sẽ xét nghiệm phân để xem có máu, vi khuẩn và các loại ký sinh trùng hay không;
  • Nội soi: bác sĩ sẽ dùng một ống mềm để kiểm tra dạ dày, thực quản và ruột non;
  • Nội soi đại tràng: một ống mềm sẽ được đưa vào trực tràng để kiểm tra bên trong đại tràng;
  • Sinh thiết: bác sĩ phẫu thuật sẽ trích một mẫu mô đại tràng;
  • X quang đại trực tràng cản quang: bác sĩ sẽ chụp X-quang trực tràng và đại tràng, khi thực hiện bạn sẽ phải uống dung dịch chất cản quang barium.

Cách điều trị viêm loét đại tràng

Phương pháp điều trị viêm loét đại tràng nhằm làm dịu đi các triệu chứng những lúc bệnh khởi phát và ngăn chặn các triệu chứng quay lại. Nếu bạn biết được nguyên nhân gây phát bệnh thì hãy hạn chế ăn các loại thực phẩm có thể gây ra những nguyên nhân này. Mỗi người sẽ có các triệu chứng khác nhau nên biện pháp điều trị sẽ được điều chỉnh tùy theo thể trạng riêng của mỗi bệnh nhân. Sử dụng thuốc hay thực hiện phẫu thuật cũng đều có thể được áp dụng để điều trị tình trạng viêm loét đại tràng. Một số loại thuốc thường được dùng gồm có:

  • Aminosalicylates (ASAS);
  • Corticosteroids;
  • Các loại thuốc ức chế miễn dịch;
  • Sulfasalazine (Azulfidine®);
  • Mesalamine (Asacol® và Lialda®);
  • Balsalazide (Colazal®);
  • Olsalazine (Dipentum®).

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để điều trị những triệu chứng ở mức nhẹ và vừa ngay tại nhà. Tuy vậy, những bệnh nhân bị nặng hơn cần được phẫu thuật để loại bỏ phần đại tràng bị nhiễm trùng. Những vết loét nghiêm trọng có thể kéo giãn đại tràng và tạo lỗ bên trong ruột. Bạn hãy đi khám bác sĩ ngay khi nghi ngờ hoặc có những triệu chứng bị viêm loét đại tràng để kịp thời chữa trị và tránh những biến chứng đáng tiếc về sau nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Uống dầu cá khi đang cho con bú liệu có an toàn?

(93)
Uống dầu cá khi đang cho con bú sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ và bé. Tuy nhiên, việc dùng dầu cá bất hợp lý cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề ... [xem thêm]

Dùng kháng sinh điều trị cảm cúm – Nên hay không? (Phần 1)

(100)
Bạn bị cảm cúm và đang tìm cách “đánh bay” những triệu chứng khó chịu của cảm cúm? Có bao giờ bạn tự hỏi rằng liệu việc dùng thuốc kháng sinh để ... [xem thêm]

Điều trị đau họng cho trẻ từ A-Z mà bố mẹ nên biết

(86)
Trong điều kiện khí hậu thay đổi như hiện nay hay vào các mùa lạnh, tỉ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng đặc biệt là bệnh đau họng. Với ... [xem thêm]

Lợi ích của việc ăn hạt điều đối với trẻ em

(70)
Hạt điều hay đào lộn hột là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.Hạt điều được nhiều bà ... [xem thêm]

Thuốc đặt âm đạo: Dùng sao cho đúng

(74)
Thuốc đặt âm đạo (viên đặt âm đạo) được sử dụng khá phổ biến khi điều trị các bệnh phụ khoa. Để thuốc phát huy hết công dụng cũng như đảm bảo ... [xem thêm]

Dầu nụ tầm xuân – bí quyết đánh thức vẻ đẹp của bạn

(37)
Dầu nụ tầm xuân (rosehip oil) đã và đang tạo nên cơn sốt trong chị em phụ nữ Việt bởi những lợi ích kỳ diệu của nó trong việc chăm sóc da. Công dụng ... [xem thêm]

Chế độ ăn cho người bệnh nhồi máu cơ tim

(43)
Chế độ ăn uống liên quan trực tiếp đến sức khỏe trái tim. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi thói quen ăn uống, đặc biệt là khi bạn vừa trải qua ... [xem thêm]

Dùng dầu gội khô không đúng cách có thể làm hỏng mái tóc bạn!

(29)
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội, song mái tóc của bạn có thể trở nên xơ cứng, phai màu và trông như có gàu khi dùng dầu gội khô không đúng cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN