Virus Zika – Bệnh và phòng

(4.04) - 89 đánh giá

Tổng quan

Vi rút Zika được phát hiện từ những năm 40 của thế kỷ trước. Trước đây, vì bệnh rất nhẹ, tự hết, không biến chứng nên không được nhắc đến, sinh viên y khoa không được học và bác sĩ điều trị cũng không cần tìm hiểu.

Hiện nay vi rút Zika cũng gây bệnh rất nhẹ, tự hết, không biến chứng, không gây hại ở tất cả mọi người ngoại trừ phụ nữ mang thai. Đối với phụ nữ mang thai cũng không phải tất cả đều bị ảnh hưởng, chỉ có một tỷ lệ nhỏ thai nhi của họ bị ảnh hưởng, bị tật đầu nhỏ khi sinh ra. Chính vì điều này, dù tỷ lệ không cao và dù chỉ là yếu tố liên quan (chưa được chứng minh chắc chắn) bệnh do vi rút Zika được nhắc đến nhiều và các biện pháp phòng bệnh cần phải thực hiện.

Triệu chứng

Người mắc bệnh do Zika có triệu chứng rất nhẹ, không cần điều trị gì, có khi không có biểu hiện gì đặc biệt, có khi sốt nhẹ, phát ban, đỏ mắt, đau nhức khớp, triệu chứng chỉ kéo dài vài ngày rồi tự hết nhưng họ là nguồn lây cho người khác

Đối với phụ nữ mang thai thì triệu chứng cũng như người khác, cũng tự hết, một số nhỏ có thể ảnh hưởng đến thai nhi, khi mẹ mắc lúc tuổi thai càng lớn càng khó bị ảnh hưởng. Tổ chức y tế thế giới khuyên việc quan trọng khi điều trị theo dõi người phụ nữ mang thai không may mắc Zika chỉ là theo dõi thai kỳ sát hơn khi không bị và quan trọng là giúp cho họ an tâm, giảm căng thẳng. Tại thành phố Hồ Chí Minh đã có một phụ nữ mắc Zika nhưng cũng đã sinh ra một bé có vòng đầu hoàn toàn bình thường.

Đường lây

Vi rút Zika cùng “gia đình” với vi rút gây sốt xuất huyết, với vi rút viêm não Nhật Bản, cũng lây từ người nay qua người khác qua đường muỗi chích.

Muỗi lây bệnh Zika cũng chính là muỗi lây lan bệnh sốt xuất huyết mà đa số ai cũng biết. Đó là con muỗi vằn, muỗi thích sống quanh nhà, muỗi chích ban ngày, chích nơi có ánh sáng, muỗi này đẻ trứng rất dễ, nơi không cần nước nhiều, trong những vật dụng chứa nước dù rất nhỏ và đương nhiên nước càng nhiều càng phát sinh nhiều muỗi

Dự phòng

Nhiều năm nay việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết ai cũng biết là diệt muỗi và lăng quăng, cũng biết phòng muỗi chích nhưng cũng không hiệu quả như mong muốn, nay có thêm vi rút Zika nếu không biết, không chịu diệt muỗi, diệt lăng quăng sẽ có thể bị thêm bệnh Zika vì nơi nào có bệnh sốt xuất huyết thì cũng có thể có bệnh Zika. Điều này cũng giải thích lý do vì sao Zika có ở Việt Nam và sẽ ngày càng nhiều nếu cả cộng đồng không cùng nhau phòng chống.

Nhiều năm nay, đến mùa cũng tuyên truyền, cũng diệt muỗi, cũng phun xịt vùng có bênh nhân sốt xuất huyết nhưng bệnh vẫn “đến hẹn lại nhiều”, nhiều sốt xuất huyết cũng sẽ nhiều Zika.

Diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy cần chú ý đến vật chứa trong nhà, quanh nhà dù vật đó rất nhỏ, mảnh vỡ, hồ cá, vỏ xe cũ…, chú ý đến các công trường, đất trống quanh khu dân cư, nơi này chắc chắn có nhiều vật chứa có thể đọng nước.

Nhiều người nhầm tưởng chỉ mưa nhiều, nhiều nước, nước đọng nhiều ngày mới phát sinh lăng quăng và muỗi, điều này không đúng vì trứng muỗi trong môi trường thuận lợi có thể tồn tại 3-4 tháng, trứng muỗi chờ sẵn ở vật chứa, chỉ cần tưới cây đọng nước, chỉ cần một cơn mưa nhỏ gây đọng nước, trứng muỗi sẽ nở ra và phát triển thành muỗi, lúc đầu ít con sau thành cả đàn và sẵn sàng lây bệnh. Điều này cho thấy, dọn dẹp môi trường phòng phát sinh muỗi, lăng quăng phải làm thư xuyên ngay cả mùa khô và nhất là đầu mùa mưa.

Hy vọng cả cộng đồng cùng có ý thức thường xuyên phòng chống bệnh, không giao hết cho ngành y tế, không chờ nhà có bệnh, xóm có bệnh mới lo vì như vậy đã trễ rồi

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1902355516660612

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chọn tiêm chủng mở rộng hay vaccine dịch vụ?

(96)
Chọn tiêm chủng mở rộng hay vaccine dịch vụ? Trẻ có thể tiêm vaccine tiêm chủng mở rộng (TCMR) hay dịch vụ có thể đổi qua đổi lại, miễn sao tiện là ... [xem thêm]

Tác dụng của mật ong trong điều trị chứng ho cảm ở trẻ em

(27)
Chúng tôi gợi ý mật ong như là 1 lựa chọn để điều trị ho cho trẻ ≥ 1 tuổi mắc chứng cảm thường. Một lượng mật ong (2,5 – 5 ml (0,5 – 1 muỗng cà phê) ... [xem thêm]

10 lầm tưởng hay gặp về tiêm chủng

(22)
Không cần chích sởi đơn lúc 9 tháng, đợi đến 1 tuổi chích luôn sởi- quai bị- rubella cho tiện. Bạn không nên bỏ qua mũi này, đặc biệt là trong thời gian ... [xem thêm]

Xử trí khi bé té đụng đầu

(100)
Khi trẻ bị ngã đụng đầu Mẹ hỏi Con nhà em được 14 tháng. Bé bắt đầu đi được, bò trườn, xoay lật rất nhanh. Nhưng mà ảnh hay dễ té quá. ... [xem thêm]

Đau ngứa hậu môn ở trẻ em

(24)
Những nguyên nhân gây khó chịu ở hậu môn đối với trẻ em bao gồm táo bón, vệ sinh kém và giun kim. Cảm giác đau khi đi ngoài có thể dẫn tới táo bón và một ... [xem thêm]

Chích ngừa cảm cúm

(20)
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm là chích ngừa. Người đã chích ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn, thời gian bị bệnh ngắn hơn và ít tử vong hơn ... [xem thêm]

Đau tăng trưởng

(61)
Chứng đau chi tái phát , tự giới hạn khiến cho cha mẹ và bản thân đứa bé cũng như người chăm sóc trẻ không thể lí giải được gọi là đau tăng trưởng. ... [xem thêm]

Có nên bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ?

(85)
Việc bổ sung thường quy các vitamin và khoáng chất cho trẻ em là không cần thiết đối với những đứa trẻ khỏe mạnh đang phát triển bình thường, tiêu thụ 1 ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN