Xét nghiệm HIV tại nhà bằng que test liệu có chính xác?

(4.08) - 19 đánh giá

Bạn đang lo lắng mình có nguy cơ bị nhiễm HIV nhưng lại ngại đến cơ sở y tế để kiểm tra? Xét nghiệm HIV tại nhà bằng que thử sẽ giúp bạn xác định được tình trạng nhiễm virus của mình.

Tự xét nghiệm HIV tại nhà bằng que thử là phương pháp đơn giản và kín đáo giúp bạn xác định mình có đang bị nhiễm loại virus nguy hiểm này hay không. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có chính xác và đáng để bạn tin tưởng? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Các loại xét nghiệm HIV tại nhà hiện nay

Ngoài việc đến các bệnh viện, trung tâm y tế để xét nghiệm HIV, hiện nay bạn có thể tự xét nghiệm HIV tại nhà một cách riêng tư và hiệu quả.

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận hai bộ test OraQuick In-Home HIV và Home Access HIV-1 có thể được sử dụng để bạn tự kiểm tra HIV.

Ngoài ra, một số bộ test được chấp thuận để xét nghiệm HIV tại nhà khác bao gồm:

BioSure HIV Self Test: loại test này được chấp nhận tại châu Âu, bạn sẽ cần 15 phút để xét nghiệm máu.

BioSure HIV Self Test

Autotest VIH: test này chỉ có mặt tại Pháp, bạn sẽ cần máu tại đầu ngón tay để xác định tình trạng nhiễm HIV của mình.

Autotest VIH

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, các bộ xét nghiệm này chưa được phổ biến rộng rãi, một phần là do giá cả tương đối cao. Một số chương trình thí điểm tại Việt Nam đang áp dụng OraQuick test để giúp đỡ những người có nhu cầu tự xét nghiệm HIV.

Cách tự xét nghiệm HIV tại nhà

Mỗi một bộ xét nghiệm HIV đều có cách sử dụng khác nhau. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại que test HIV để có kết quả chính xác nhất.

Đối với Oraquick test (mẫu thử từ dịch miệng):

  • Bạn sẽ đưa dụng cụ đặc biệt vào miệng để lấy nước bọt
  • Sau đó, bạn để dụng cụ vào ống chứa thuốc thử
  • Kết quả sẽ có sau 20 đến 40 phút. Nếu chỉ có một vạch thì kết quả là âm tính, còn hai vạch là dương tính.

Đối với Biosure test (mẫu thử từ máu đầu ngón tay):

  • Bạn cần lấy máu đầu ngón tay và dùng que giấy đặc biệt lấy máu này
  • Bạn đặt que giấy vào dụng cụ đặc biệt
  • Chờ 15 phút để có kết quả. Hai vạch là dương tính, một vạch là âm tính.

Xét nghiệm HIV tại nhà có chính xác không?

Xét nghiệm HIV tại nhà giúp bạn nhận kết quả ngay lập tức mà không cần phải hẹn gặp bác sĩ hay phải đi khám bệnh viện. Do đó, không ít người nghi ngờ về tính chính xác của loại xét nghiệm này. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì nhìn chung, các xét nghiệm HIV tại nhà bằng que test được công nhận đều có độ chính xác cao. Dù vậy, so với xét nghiệm máu tại trung tâm y tế, bạn sẽ cần thời gian sau khi phơi nhiễm với virus HIV dài hơn để có kết quả chính xác hơn.

Nồng độ virus HIV trong nước bọt thấp hơn trong máu, vì thế Oraquick test sẽ phát hiện HIV chậm hơn so với việc xét nghiệm máu, độ chính xác và đặc hiệu khoảng 99%. Trong khi đó, que test HIV Biosure test dựa trên mẫu máu có độ nhạy cao hơn so với xét nghiệm nước bọt, độ chính xác khoảng 99,7%.

Phát hiện nhiễm HIV càng sớm bạn sẽ càng dễ điều trị, tránh nhiều biến chứng và kéo dài tuổi thọ hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể bảo vệ người thân và mọi người xung quanh không bị nhiễm virus này.

Cần lưu ý là người nhiễm HIV sẽ trải qua một giai đoạn cửa sổ sau khi phơi nhiễm HIV kéo dài từ 2 đến 8 tuần. Trong giai đoạn cửa sổ, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể để chống lại virus HIV. Các xét nghiệm phát hiện HIV chính là dựa vào các kháng thể trên của cơ thể. Vì thế, xét nghiệm HIV có thể âm tính trong vòng 3 tháng đầu tiên sau khi bạn phơi nhiễm với virus. Ngoài ra, để xác định chính xác tình trạng nhiễm HIV, bạn nên kiểm tra lại sau 3 tháng.

Tự xét nghiệm HIV tại nhà là giải pháp hứa hẹn giúp nhiều người phát hiện và kiểm soát tình trạng nhiễm virus HIV của mình. Trường hợp khi bạn không tin tưởng kết quả từ các que thử HIV, bạn có thể đến các trung tâm y tế để làm lại xét nghiệm HIV với thông tin cá nhân được giữ bí mật. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý phòng tránh lây nhiễm HIV để không phải lo lắng về nguy cơ lây nhiễm nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điều trị bệnh cao huyết áp không cần uống thuốc

(57)
Điều trị bệnh cao huyết áp có thể dùng các phương pháp bổ sung và thay thế thay vì phải uống thuốc. Bạn có thể uống thảo mộc, thực phẩm chức năng và ... [xem thêm]

Hãy cẩn trọng khi bạn chữa bệnh “dĩ độc trị độc”!

(92)
Phương pháp chữa bệnh dĩ độc trị độc được đồn thổi với khả năng thần kỳ, giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Liệu cách điều trị dùng các nguyên ... [xem thêm]

Detox toàn thân: Bạn đừng quên tập thể dục!

(11)
Detox toàn thân là một quá trình cần thiết để làm sạch cơ thể từ bên trong và giúp bạn phòng ngừa bệnh tật. Chúng ta có thể detox bằng một số loại đồ ... [xem thêm]

Thói quen nghiến răng, lợi hay hại?

(21)
Hầu hết nhiều người có thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc ghì hai hàm răng lại với nhau trong vô thức. Thông thường, chứng nghiến răng đôi khi không gây hại ... [xem thêm]

3 câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan A

(74)
Tìm hiểu chungViêm gan A là bệnh gì?Bệnh viêm gan A (hay còn gọi là viêm gan siêu vi A) là tình trạng viêm gan lây nhiễm cao, do một loại virus viêm gan A (HAV) gây ra. ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì khi dùng kháng sinh?

(41)
Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị một chứng bệnh, bạn cần lưu ý 4 điều quan trọng sau đây để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất, đồng thời ... [xem thêm]

Tại sao nên thêm ngũ cốc cho bà bầu vào chế độ ăn?

(30)
Ngũ cốc là một trong những loại thực phẩm tốt cho bà bầu được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng. Thế nhưng, ngũ cốc cho bà bầu thật sự đem đến ... [xem thêm]

Thực hư tác dụng của các loại vitamin cho não

(19)
Vitamin cho não có thật sự phát huy tác dụng như những gì nó được quảng cáo? Dù bạn đang mắc bệnh Alzheimer hoặc chỉ đơn giản là gặp vấn đề về khả ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN