Xét nghiệm nước tiểu tầm soát bệnh tiểu đường

(3.9) - 95 đánh giá

Xét nghiệm nước tiểu cũng trong bệnh tiểu đường (đái tháo đường), đặc biệt là ở tuýp 1, cũng là một cách giúp đánh giá và kiểm soát bệnh. Lượng ceton bất thường được phát hiện thấy trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy cơ thể không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết.

Đái tháo đường là một bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng đường trong máu tăng cao hơn bình thường. Nguyên nhân có thể là do cơ thể không tạo ra/ tạo ra không đủ insulin hay sử dụng insulin không hiệu quả, hoặc cả hai lý do trên.

Trong đái tháo đường tuýp 1, tế bào đảo tụy bị chính cơ thể tấn công khiến insulin không được sản sinh hoặc sản sinh không đủ, dẫn đến tế bào không sử dụng được glucose và lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Khi đó, cơ thể bắt đầu chuyển hóa chất béo để tạo năng lượng. Sau quá trình đó, ceton cũng được tạo thành và tích tụ trong máu, khiến cho máu bị axit hóa. Lượng ceton quá cao có thể khiến người bệnh hôn mê, thậm chí tử vong.

Xét nghiệm nước tiểu thường không được dùng phổ biến với mục đích chẩn đoán đái tháo đường. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm này để theo dõi mức độ ceton và glucose trong nước tiểu. Đôi khi, bạn thực hiện xét nghiệm nước tiểu để đảm bảo bệnh đái tháo đường đang được kiểm soát tốt.

Những ai cần phải xét nghiệm nước tiểu trong bệnh tiểu đường?

Xét nghiệm nước tiểu có thể là một phần của quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn cách lấy mẫu nước tiểu để họ đem đến phòng thí nghiệm kiểm tra. Nếu kết quả cho thấy có sự hiện diện của glucose và ceton trong nước tiểu tức là cơ thể đang không sản xuất đủ insulin.

Một số loại thuốc điều trị tiểu đường như canagliflozin và empagliflozin có thể khiến lượng đường trong nước tiểu tăng lên. Do đó, người đang sử dụng các thuốc trên không nên đo nồng độ glucose trong nước tiểu và nếu xét nghiệm, nồng độ ceton trong nước tiểu vẫn ở mức bình thường.

Glucose trong nước tiểu

Đo nồng độ glucose (đường) trong nước tiểu là một cách cho biết cơ thể bạn kiểm soát đường dư thừa như thế nào. Thông thường, cơ thể không đào thải đường qua nước tiểu, trừ khi lượng đường trong máu ở mức rất cao. Nồng độ đường trong nước tiểu cao có thể báo hiệu rằng cơ thể đang gặp vấn đề trong việc chuyển hóa đường.

Tuy nhiên, xét nghiệm nước tiểu không cho thấy nồng độ đường hiện tại. Kết quả chỉ phản ánh lượng glucose trong vài giờ trước. Đấy là lý do tại sao xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm chính để xác định nồng độ đường thực sự đang có trong máu của bạn.

Ceton trong nước tiểu

Ceton (hay ketone) là một sản phẩm phụ từ quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng khi các tế bào không thể hấp thu được glucose từ máu. Khi được tạo ra quá nhiều, ceton có thể hiện diện trong nước tiểu và được ghi nhận thông qua xét nghiệm nước tiểu.

Xét nghiệm ceton trong nước tiểu rất cần thiết cho những người bị đái tháo đường tuýp 1, khi:

  • Lượng đường trong máu cao hơn 300mg/dL
  • Có triệu chứng nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng cấp tính, cần phải điều trị y tế ngay lập tức. Các triệu chứng cho thấy bạn có nguy cơ bị nhiễm toan ceton bao gồm:

  • Nôn hoặc cảm thấy buồn nôn
  • Đường huyết cao trên 250mg/dL (hay 13,9mmol/l) mà không đáp ứng với điều trị
  • Có cảm giác như bị cúm hay nhiễm trùng
  • Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức
  • Khát nước quá mức, khô miệng
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Hơi thở có mùi trái cây (mùi táo chín do ceton được đào thải qua phổi)
  • Hay nhầm lẫn, tinh thần không tỉnh táo

Ý nghĩa của việc xét nghiệm nước tiểu trong bệnh tiểu đường

Theo dõi nồng độ ceton trong nước tiểu rất quan trọng nếu bạn bị nghi ngờ mắc phải đái tháo đường tuýp 1. Ceton cũng thường xuất hiện trong nước tiểu của người bệnh ở tuýp 1 hơn so với tuýp 2.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia ở Anh (NHS), mức bình thường của ceton trong nước tiểu là 0,6mmol/l. Các mức ceton khác nhau sẽ cho thấy những vấn đề có khả năng xảy ra tương ứng.

Mức ceton tăng nhẹ đến vừa

Khi mức ceton ở khoảng 10–30mg/dL (0,6–1,5mmol/l) có nghĩa là sự tích tụ ceton đang bắt đầu. Bạn nên kiểm tra lại sau vài giờ.

Lần xét nghiệm sau đó, bạn nên uống nhiều nước trước khi lấy mẫu thử nghiệm. Không tập thể dục nếu mức đường huyết đang tương đối cao. Tình trạng đói cũng có thể khiến một lượng nhỏ ceton xuất hiện trong nước tiểu, vì vậy bạn cần tránh bỏ bữa trước khi xét nghiệm.

Mức ceton tăng vừa đến cao

Mức ceton từ 30–50mg/dL (1,6–3,0mmol/l) có thể báo hiệu rằng bệnh đái tháo đường không được quản lý tốt.

Lúc này, bạn cần có những biện pháp điều trị phù hợp.

Mức ceton tăng rất cao

Mức ceton ở trên 50mg/dL (hay 3,0mmol/l) có thể cho thấy bạn đã bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Đây là một tình trạng đe dọa đến tính mạng và cần can thiệp y tế ngay.

Nhiễm toan ceton có thể gây phù não, hôn mê và thậm chí tử vong nếu không được điều trị.

Nếu bạn đang mang thai và bị đái tháo đường thai kỳ, điều quan trọng là theo dõi nồng độ ceton. Trong quá trình mang thai, nhu cầu insulin có thể thay đổi cùng với sự thay đổi hormone và lối sống. Việc sớm xác định hàm lượng ceton trong nước tiểu giúp bạn biết liệu có cần sử dụng thêm insulin hay điều chỉnh chế độ ăn uống hay không. Điều này sẽ giúp cả mẹ và con an toàn, làm giảm tác động mà bệnh đái tháo đường thai kỳ mang đến cho em bé, bao gồm cả thai to.

Điều gì xảy ra sau khi xét nghiệm nước tiểu trong bệnh tiểu đường?

Nếu bác sĩ phát hiện có glucose và ceton trong nước tiểu, bạn có thể phải trải qua một vài xét nghiệm bổ sung khác để tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Các xét nghiệm thêm bao gồm cả kiểm tra đường huyết.

Nếu bạn bị đái tháo đường, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị và kiểm soát lượng đường trong máu bạn thông qua:

  • Chế độ ăn uống
  • Tập luyện thể dục
  • Sử dụng thuốc
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên tại nhà

Nếu mắc phải đái tháo đường tuýp 1, bạn có thể phải theo dõi nồng độ ceton trong nước tiểu thường xuyên bằng que thử tại nhà.

Nếu mức ceton tăng từ nhẹ đến vừa, hãy thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu phát hiện mức ceton tăng cao trong nước tiểu, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Nhiễm toan ceton sẽ xảy ra khi mức ceton vượt quá cao. Khi đó, bác sĩ sẽ truyền dịch qua tĩnh mạch và sử dụng insulin để điều trị tình trạng này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn chưa biết về chứng ợ nóng khi mang thai

(83)
Ợ nóng khi mang thai là hiện tượng vô cùng phổ biến, gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cho mẹ bầu. Vậy nguyên nhân gây ra ợ nóng là do đâu?Hiện nay ... [xem thêm]

Mách bạn cách chăm sóc răng miệng bằng dầu dừa

(58)
Dầu dừa – thần dược cho vẻ đẹp là trợ thủ đắt lực không chỉ có tác dụng trong việc dưỡng da và chăm sóc tóc, mà nó còn có thêm công dụng khác của ... [xem thêm]

4 thành phần tự nhiên giúp làm trắng da

(30)
Khi nhắc đến nghệ, chắc rằng đa phần các bạn đều sẽ liên tưởng đến thứ gia vị tuyệt vời cho món cà ri hoặc các món ăn khác. Nhưng công dụng của ... [xem thêm]

Cùng chuyên gia giải đáp ngay 11 thắc mắc về mụn đầu đen

(91)
Đã bao giờ bạn nhìn kỹ vào những đốm mụn đầu đen xuất hiện trên mũi hoặc cằm của mình và nảy ra nhiều thắc mắc về chúng? Mụn đầu đen khó điều ... [xem thêm]

Sử dụng kem đánh răng than hoạt tính có an toàn cho bạn không?

(84)
Kem đánh răng hoạt tính hiện nay đang được khá ưa chuộng với các hứa hẹn từ quảng cáo như răng trắng sáng, hơi thở thơm tho… Tuy nhiên, các nhà nghiên ... [xem thêm]

Thời kỳ cửa sổ HIV kéo dài bao lâu và có triệu chứng gì?

(12)
Xét nghiệm ngay sau khi nghi ngờ tiếp xúc với HIV có thể không cho kết quả dương tính đúng và giai đoạn này được gọi là “thời kỳ cửa sổ HIV”. Do đó, ... [xem thêm]

Dinh dưỡng, sức khỏe và sắc đẹp cho mẹ mang thai 3 tháng đầu

(68)
Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu cần lưu ý đến những vấn đề quan trọng như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sao cho phù hợp. Bên cạnh ... [xem thêm]

12 bí quyết chăm sóc móng chị em nhất định phải biết

(82)
Một bộ móng tay khoẻ mạnh được cắt tỉa cẩn thận xinh đẹp sẽ rất thu hút người nhìn. Dưới đây là 12 bí quyết chăm sóc móng tay chị em nhất định ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN