Xoa bóp bụng bầu có an toàn không?

(4.23) - 95 đánh giá

Xoa bóp bụng bầu cho phụ nữ mang thai như thế nào là đúng cách và đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nhiều mẹ bầu vẫn luôn thắc mắc không biết liệu rằng việc xoa bóp bụng bầu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không và nên làm như thế nào để đảm bảo an toàn. Chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết cách xoa bóp bụng bầu sao cho thư giãn, thoải mái và an toàn, đồng thời tạo được sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình nữa nhé!

Xoa bóp bụng bầu có an toàn không và xoa bóp như thế nào là đúng?

Bạn có thể xoa bóp bụng bầu của mình hoặc chồng bạn cũng có thể giúp bạn làm việc này. Không có bằng chứng nào cho thấy việc này có thể gây hại, miễn là bạn xoa bóp một cách nhẹ nhàng. Tuy vậy, bạn nên tránh làm việc này trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ để đảm bảo thai nhi được an toàn.

Xoa bóp trong giai đoạn sau của thai kỳ được cho là có nhiều lợi ích cho bạn và bé. Việc xoa bóp có thể giúp bạn thư giãn, giảm đau, cải thiện giấc ngủ và tăng tuần hoàn. Xoa bóp cũng có thể giúp giảm lo lắng và cải thiện tâm trạng của bạn.

Từ giữa tam cá nguyệt thứ hai trở đi, thai nhi có thể di chuyển theo những cử động tay của bạn. Cảm nhận sự phản ứng của bé theo những vuốt ve của bạn là điều rất đặc biệt và có thể làm tăng thêm sự gắn kết giữa bạn và bé.

Thậm chí, một số bằng chứng cho rằng thường xuyên xoa bóp trong suốt ba tháng cuối thai kỳ có thể giúp giảm bớt đau đớn khi sinh. Một nghiên cứu cũng cho rằng nếu chồng xoa bóp cho bạn có thể giúp làm giảm khả năng sinh non hoặc trẻ nhẹ cân.

Vì vậy, khi bạn đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, sao không xoa bóp cho mình nhỉ?

Bắt đầu

Trước khi bắt đầu, hãy chọn một loại dầu hoặc kem để giúp đôi tay của bạn được mềm mại để tay có thể lướt nhẹ nhàng trên da. Chất dưỡng ẩm nhẹ chứa vitamin E là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn, vì nó cũng có thể giúp làm dịu vùng da bị ngứa. Bạn cũng có thể thử một số loại dầu như dầu rum, dầu jojoba, dầu bưởi hoặc dầu massage em bé.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu thơm, vì chúng không an toàn khi sử dụng trong khi mang thai. Ngay cả những chất hoàn toàn tự nhiên cũng có thể không an toàn cho việc sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Trước khi bắt đầu xoa bóp, hãy lắc tay và cánh tay để làm dịu và thư giãn cơ. Vuốt ve nhẹ nhàng lướt qua bụng bầu đến các đường cong trên cơ thể. Không vuốt mạnh trực tiếp lên bụng hay ở háng.

  • Bắt đầu ở hai bên bụng và từ từ di chuyển bàn tay của bạn vào giữa. Dần dần di chuyển bàn tay của bạn xuống dưới về phía xương mu, sau đó đưa dọc theo hai bên háng và trở lại mỗi bên
  • Lặp lại điều này, nhưng lần này di chuyển bàn tay của bạn lên ngực dọc theo phía trên và đưa xuống hai bên
  • Sử dụng lòng bàn tay, di chuyển qua lại và vòng quanh bụng bầu theo hình dạng chữ “c” chồng lấp. Giữ một tay tiếp xúc với làn da của bạn mọi lúc để có cảm giác vuốt ve liên tục

Để có được hiệu quả tốt nhất, bạn có thể thử một vài điều khác như:

  • Hít thở chậm và thư giãn. Bạn cũng có thể tưởng tượng rằng bạn và bé đang thở cùng nhau
  • Khi bạn chạm vào bụng bầu, hãy tưởng tượng rằng bạn đang vuốt ve bé như bạn sẽ làm sau khi bé chào đời. Bạn cũng có thể tưởng tượng rằng bạn đang bơi cùng bé trong một hồ bơi ấm áp.

Để chồng bạn giúp đỡ

Chồng bạn cũng có thể thử xoa bóp bụng cho bạn. Lúc đầu việc này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái nhưng một khi bạn đã quen thì đây là cách tuyệt vời để duy trì sự gần gũi trong thời kỳ mang thai. Việc xoa bụng bầu cho bạn thậm chí còn giúp chồng bạn có sự liên kết sớm với con.

Sau tam cá nguyệt thứ hai, hãy cố gắng không nằm ngửa trong thời gian dài. Nằm ngửa có thể làm bạn cảm thấy đau và hạn chế lượng máu truyền cho bé.

Thay vì nằm ngửa, bạn có thể thử:

  • Nằm nghiêng về một phía (tốt nhất là bên trái), đặt một cái gối dưới bụng, phía sau lưng và giữa hai đầu gối.
  • Ngồi thẳng trên giường, dựa lưng vào nhiều gối ở phía sau và khoanh chân lại hoặc để chân duỗi thẳng trước mặt. Đặt một số gối đệm dưới đầu gối để chân có thể co duỗi thoải mái.
  • Quỳ gối hoặc ngồi trên giường hoặc sàn, nhờ chồng bạn đỡ ở phía sau, cố giữ cơ thể bạn nằm giữa hai chân của anh ấy.

Chồng bạn sau đó có thể làm theo các kỹ thuật được mô tả ở trên để cho bạn cả một khoảnh khắc tuyệt vời của sự nhẹ nhàng, thư giãn và kết nối.

Bài viết trên đây hy vọng đã đem đến những thông tin bổ ích không chỉ cho các bà mẹ mà còn cho cả những ông bố tương lai nữa. Qua bài viết này, Chúng tôi tin rằng các ông bố đã biết cách làm thế nào để giúp vợ giảm những căng thẳng khi mang thai để cho thai kỳ trở nên nhẹ nhàng hơn!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tìm hiểu chi tiết về chứng ợ nóng

(30)
Hiện nay, tình trạng ợ nóng xuất hiện ở các mẹ bầu ngày càng phổ biến. Mẹ thường có dấu hiện khó chịu trong người, cảm giác nóng rát ở thượng vị ... [xem thêm]

11 loại thực phẩm giúp giải độc gan hiệu quả

(18)
Giải độc gan với một chế độ ăn uống lành mạnh được xem là lựa chọn an toàn và hiệu quả. Sau đây là 11 loại thực phẩm mà bạn không nên bỏ qua để ... [xem thêm]

Trị mất ngủ đơn giản bằng liệu pháp tự nhiên

(13)
Người bị mất ngủ kéo dài thường lựa chọn dùng thuốc ngủ theo toa. Thực tế có một số biện pháp tự nhiên trị mất ngủ hữu ích. Việc thay đổi lối ... [xem thêm]

Bà bầu nên ăn vặt những gì?

(94)
Không có gì ngon và hấp dẫn hơn đồ ăn vặt. Trong quá trình mang thai, cảm giác thèm ăn sẽ tăng cao hơn bình thường nên không ít mẹ bầu tiêu thụ rất nhiều ... [xem thêm]

9 nguyên nhân chảy máu núm vú bạn nên biết

(60)
Khi bị chảy máu núm vú, bạn cần bình tĩnh quan sát các triệu chứng đi kèm để có thể xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nguyên nhân khiến đầu ti ... [xem thêm]

Dấu hiệu trầm cảm dẫn đến tự sát: Nỗi đau bất cần đời

(61)
Nỗi đau bất cần đời có thể khiến người trầm cảm tự sát. Nếu không sớm nhận biết những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, chúng ta có thể tự kết liễu ... [xem thêm]

6 cách tăng cường serotonin không dùng thuốc

(56)
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào nhiều quá trình trên khắp cơ thể bạn, từ việc điều chỉnh tâm trạng cho đến thúc đẩy quá trình ... [xem thêm]

Bạn đã nghe nói đến bản năng làm tổ khi mang thai chưa?

(41)
Bản năng làm tổ là một hiện tượng khá thú vị. Khi xuất hiện, nó sẽ thôi thúc mẹ bầu làm tất cả mọi thứ để chuẩn bị cho con yêu sắp chào đời.Chim ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN