10 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé

(4.1) - 64 đánh giá

Con bạn đang lớn lên từng ngày, vậy nên bé rất cần được ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Sau đây là 10 chất dinh dưỡng mà bạn cần chú ý trong chế độ ăn của bé:

1. Canxi

Canxi sẽ giúp bé xây dựng cấu trúc xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn giúp phát triển hệ thần kinh và các chức năng của cơ bắp, giúp đông máu và giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm giàu canxi khi xây dựng thực đơn cho bé.

2. Axit béo thiết yếu

Axit béo thiết yếu sẽ giúp xây dựng các tế bào, điều hòa hệ thần kinh, tăng cường hệ thống tim mạch, xây dựng hệ miễn dịch và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Các chất này rất cần thiết để các chức năng của não và tầm nhìn của bé được phát triển khỏe mạnh.

3. Sắt

Đây là một chất quan trọng để tạo ra hemoglobin – sắc tố đỏ chứa oxy trong máu, và myoglobin – sắc tố dự trữ oxy trong cơ bắp. Thiếu chất sắt có thể gây ra thiếu máu, từ đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi, yếu ớt và dễ bị kích thích ở bé.

4. Magiê

Magiê giúp bé giữ xương chắc khỏe và nhịp tim ổn định. Bên cạnh đó magiê còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp duy trì cơ bắp và chức năng thần kinh.

5. Kali

Kali kết hợp với natri để kiểm soát cân bằng nước trong cơ thể, giúp duy trì huyết áp. Ngoài ra kali còn hỗ trợ cơ bắp và nhịp tim. Trong những năm sau này sau khi bé đã khôn lớn, kali có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận và loãng xương.

6. Vitamin A

Vitamin A đóng một vai trò quan trọng với sự phát triển của thị giác và xương. Vitamin A còn giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi các bệnh viêm nhiễm, cũng như thúc đẩy sức khỏe và sự tăng trưởng của các tế bào và các mô trong cơ thể bao gồm tóc, móng tay và da.

7. Vitamin C

Vitamin C giúp hình thành và sửa chữa hồng cầu, xương và các mô; giúp giữ cho nướu răng của con bạn khỏe mạnh và tăng cường sự bền vững của các mạch máu, giảm vết thâm tím. Bên cạnh đó vitamin C còn giúp chữa lành vết thương, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp vết thương bị nhiễm trùng không lây lan ra các khu vực khác. Ngoài ra, vitamin C còn giúp cơ thể bé hấp thụ chất sắt từ các loại thực phẩm giàu chất sắt mà bé ăn hàng ngày.

8. Vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu các khoáng chất như canxi, giúp bé xây dựng răng và xương chắc khỏe. Vitamin D cũng cần thiết để bé có thể đạt được sự tăng trưởng đúng tốc độ và hỗ trợ xây dựng kết cấu của xương bé vững chắc. Hơn thế nữa, vitamin D cũng có chức năng như một hormone có vai trò quan trọng với hệ thống miễn dịch, khả năng sản xuất insulin và điều chỉnh của sự tăng trưởng tế bào của bé.

9. Vitamin E

Vitamin E hạn chế việc sản xuất các gốc tự do – nguyên nhân có thể phá hoại tế bào trong cơ thể. Ngoài ra vitamin E cũng rất quan trọng đối với khả năng miễn dịch, sửa chữa ADN và các quá trình trao đổi chất khác trong cơ thể bé.

10. Kẽm

Loại chất này cần thiết cho 70 loại enzyme có chức năng hỗ trợ tiêu hóa và trao đổi chất. Kẽm cũng vô cùng cần thiết cho sự tăng trưởng của bé.

Việc nhận biết được tầm quan trọng của các loại dưỡng chất trên sẽ giúp bạn nắm bắt được những gì bé cần, từ đó bạn có thể xây dựng được một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy dủ dinh dưỡng dành riêng cho bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những lưu ý cho mẹ bầu sử dụng thang bộ an toàn

(63)
Khi mang thai, việc lên xuống cầu thang luôn là nỗi ám ảnh đối với các mẹ bầu. Nếu phải sử dụng thang bộ thường xuyên thì bạn cần lưu ý những gì?Bạn ... [xem thêm]

Mách mẹ cách bổ sung chất sắt cho con

(68)
Chất sắt đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Rất nhiều bà mẹ Việt Nam hiện nay vẫn còn băn khoăn không biết chế độ dinh ... [xem thêm]

Con trai chơi búp bê: Đừng hoảng bố mẹ nhé!

(59)
Khi thấy con trai chơi búp bê, có thể nhiều bố mẹ lo lắng và cấm cản không cho con chơi vì nghĩ món đồ chơi này không phù hợp với giới tính của con. Thế ... [xem thêm]

10 tác dụng của tinh bột nghệ giúp bạn đẹp tự nhiên

(15)
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm tự nhiên vừa tốt cho sức khỏe vừa có tác dụng làm đẹp, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những tác dụng của tinh ... [xem thêm]

Giải mã chàm da tiết bã hay hiện tượng cứt trâu

(77)
Chàm da tiết bã là một bệnh da rất phổ biến. Nó còn được gọi là viêm da tiết bã. Khi trẻ sơ sinh bị bệnh này thì người ta dùng một tên khác gọi là ... [xem thêm]

Làm thế nào để tuổi teen sống khỏe với đột quỵ?

(16)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

10 tuần

(80)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Nếu con bạn ngủ ngoan suốt đêm và giấc ngủ của bé kéo dài từ 5 đến 6 giờ, bạn chính là một trong số ít ... [xem thêm]

Đắng miệng có phải là dấu hiệu bệnh lý?

(66)
Bạn có thể cảm thấy đắng miệng khi sử dụng những thực phẩm như cải xoăn, mướp đắng, cà phê đen… Tình trạng đắng miệng kéo dài có thể là dấu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN