10 lưu ý quan trọng khi chụp X-quang vú – “công cụ mạnh nhất” để tầm soát ung thư vú

(4.32) - 14 đánh giá

Người dịch: Thúy Võ

Hiệu đính: TS.BS.Hồ Hoàng Thảo Quyên – Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, Việt Nam University of California, Davis, USA

Chụp X-quang vú (chụp nhũ ảnh) là một trong những biện pháp giúp phát hiện sớm bệnh ung thư vú. 10 điều dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về X-quang vú và những việc mình cần phải làm.

X-quang vú có thể cứu sống bạn

X-quang vú giúp phát hiện sớm ung thư vú, làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh từ 25-30% hoặc cao hơn. Phụ nữ nên bắt đầu chụp X-quang vú hàng năm từ 40 tuổi hoặc sớm hơn nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao.

Đừng lo sợ

X-quang vú là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh thực hiện nhanh (khoảng 20 phút) và gây rất ít khó chịu cho hầu hết các phụ nữ. Quy trình này rất an toàn: Chỉ có một lượng phơi nhiễm phóng xạ rất nhỏ từ X-quang vú. Để giảm bớt nỗi lo chờ đợi kết quả, hãy cố gắng đến một trung tâm có thể trả kết quả trước khi bạn ra về.

Nhận được chất lượng tốt nhất có thể

Nếu bạn có mô vú đặc hay dưới 50 tuổi, hãy cố gắng làm X-quang vú kỹ thuật số. X-quang vú kỹ thuật số lưu hình ảnh trong máy tính, từ đó các bác sĩ có thể phóng to các phần để nhìn rõ hơn.

X quang vú là công cụ mạnh nhất giúp tầm soát ung thư vú

Tuy nhiên, X-quang vú cũng có thể bỏ qua 20% các ung thư vú do không nhìn thấy tổn thương trên phim. Để tầm soát ung thư vú với kết quả cao nhất bạn có thể phối hợp các công cụ quan trọng khác – như tự khám vú, khám lâm sàng, và có thể siêu âm hoặc chụp hình cộng hưởng từ (MRI) – có thể và nên được dùng như các công cụ bổ trợ nhưng không có gì có thể thay thế cho X-quang.

Hãy trung thành

Khi bạn tìm được một cơ sở Y tế bạn tin tưởng, hãy cố gắng đến đó để chụp X-quang vú hàng năm để có thể so sánh các kết quả từng năm với nhau.

Hãy hỏi trung tâm bạn đến có CAD không?

CAD là phần mềm hỗ trợ đọc phim – một công cụ hỗ trợ bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh nhận diện các khu vực nghi ngờ cần chú ý đến.

Đừng dùng chất khử mùi hoặc chống tiết mồ hôi trong ngày đi chụp X-quang vú

Lí do các bác sĩ khuyên bạn như vậy bởi vì các chất này có thể hiện lên phim chụp, gây ảnh giả làm ảnh hưởng đến kết quả chụp phim.

Hãy mang theo phim/kết quả X-quang vú cũ của bạn khi đi chụp lần tiếp theo.

Nếu bạn đến cùng một cơ sở Y tế, hãy bảo đảm rằng các kết quả X-quang vú trước đây luôn có sẵn cho bác sĩ đọc kết quả lần này của bạn.

Một kết quả không bình thường, cần phải có thêm các xét nghiệm không phải lúc nào cũng đồng nghĩa bạn bị ung thư vú.

Theo Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ, khoảng 10% các phụ nữ (1 trong 10 người) làm X-quang vú được yêu cầu làm thêm các kỹ thuật khác. Chỉ có 8-10% các phụ nữ này sẽ cần làm thêm sinh thiết và khoảng 80% có kết quả KHÔNG phải ung thư vú.

Phụ nữ nên chụp X-quang vú mỗi năm một lần bắt đầu từ năm 40 tuổi.

Nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư vú, ví dụ có tiền sử gia đình bị ung thư vú/ ung thư buồng trứng hoặc đã từng làm xạ trị vùng ngực trong quá khứ, các bạn nên chụp X-quang vú khi còn trẻ hơn (thường bắt đầu ở tuổi 30). Hãy thảo luận về kế hoạch cá nhân với bác sĩ của bạn.

Tài liệu tham khảo

https://lotus.vn/w/blog/10-luu-y-quan-trong-khi-chup-x-quang-vu-cong-cu-manh-nhat-de-tam-soat-ung-thu-vu-159342376253704337.htm

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khi có một người bạn bị ung thư

(54)
Hiện nay, phần lớn người bệnh ung thư được điều trị ngoại trú, nghĩa là họ không cần phải ở lại bệnh viện. Trong khoảng thời gian này, họ rất cần ... [xem thêm]

Ung thư và các mối quan hệ riêng tư

(46)
Biên dịch: Nguyễn Đình Thắng Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Buồn nôn và nôn ở trẻ bị ung thư

(25)
Được chấp thuận bởi Ban biên tập Together.stjude.org, tháng 3/2020 Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 3/2020 Buồn nôn và nôn là tác dụng ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Tiếp cận với y học tích hợp: một phương pháp để giúp trẻ

(35)
Phương pháp y học tích hợp có thể giúp con bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình điều trị. Liệu pháp điều trị này là bổ trợ cho các phương pháp ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Giai đoạn bệnh

(51)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Ung thư và các mối quan hệ bạn bè

(59)
Biên dịch: Nguyễn Đình Thắng Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Quản lý việc học trong và sau quá trình điều trị ung thư

(10)
Biên dịch: Phạm Từ Minh Phương Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân ung thư

(50)
Bệnh nhân ung thư và những người sống sót thường gặp khó khăn khi ngủ. Khó ngủ, thức dậy lúc nửa đêm, thao thức, cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN