U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Giai đoạn bệnh

(4.15) - 51 đánh giá

Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc

Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Phân loại giai đoạn của khối u là cách để mô tả mức độ phát triển và sự lan rộng của khối u. Nếu đã lan sang phần khác của cơ thể thì gọi là di căn. Các bác sĩ cũng có thể làm thêm các xét nghiệm để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Các bác sĩ sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán để tìm ra giai đoạn của u, do đó việc chẩn đoán giai đoạn có thể chưa hoàn thành cho đến khi tất cả các xét nghiệm được làm. Các xét nghiệm để chẩn đoán giai đoạn bao gồm chụp CT, MRI, hoặc PET-CT. Biết được giai đoạn giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị nào là tốt nhất và giúp tiên lượng bệnh. Các loại ung thư khác nhau có các phân độ giai đoạn khác nhau.

Đối với các loại khối u đường tiêu hóa khác, công cụ phân chia giai đoạn phổ biến nhất được sử dụng là hệ thống TNM. TNM là chữ viết tắt của khối u (Tumor), hạch (Node), di căn (Metastatic). Tuy nhiên, hệ thống TNM không được áp dụng với GIST. Thay vào đó, các bác sĩ dựa vào các yếu tố khác nhau để xác định tiên lượng của bệnh nhân và mức độ ác tính của khối u. Đặc biệt, các bác sĩ muốn tìm ra mức độ phát triển GIST và nguy cơ tái phát sau phẫu thuật.

Đối với GIST đã được phẫu thuật và chưa có di căn. Thông thường, các bác sĩ sử dụng các yếu tố được liệt kê dưới đây để xác định nguy cơ tái phát:

  • Kích thước khối u
  • Hệ số phân bào (mô tả số lượng tế bào phân chia)
  • Vị trí khởi phát của khối u
  • Khối u đã bị vỡ ra và tràn vào ổ bụng hay chưa

GIST đã lan đến các phần xa của cơ thể được gọi là di căn và tương đương giai đoạn IV

Thông tin về giai đoạn ung thư sẽ giúp bác sĩ đưa ra những kế hoạch điều trị cụ thể.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/gastrointestinal-stromal-tumor-gist

Biên dịch - Hiệu đính

ThS. BS. Nguyễn Thị Hợi
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư vú tiểu thùy xâm nhập

(42)
Người dịch: Phùng Thị Hương, Hoàng Thu Hà Hiệu đính: BS. Lê Thành Chung – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết này dành cho những người muốn biết thêm ... [xem thêm]

Tầm quan trọng của chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư

(70)
Nghe Cancer Podcast: chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư, được chuyển thể từ bài viết này Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư không dừng lại khi kết thúc ... [xem thêm]

Da đổi màu ở người bệnh ung thư

(18)
Tổng quan chung Thay đổi màu sắc da thường do một nguyên nhân bên trong cơ thể. Ví dụ, một người có thể bị vàng da do các vấn đề về gan, da hơi xanh do khó ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Chẩn đoán

(32)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân ung thư

(50)
Bệnh nhân ung thư và những người sống sót thường gặp khó khăn khi ngủ. Khó ngủ, thức dậy lúc nửa đêm, thao thức, cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày là ... [xem thêm]

Những tác dụng phụ muộn của điều trị ung thư

(37)
Người dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Một số người đã mô tả sự sống sót là “không bệnh, nhưng không phải là đã không liên ... [xem thêm]

Lựa chọn của nam giới sau điều trị ung thư

(39)
Biên dịch: Nguyễn Đông Hải Hiệu đính: Bs. Lã Thanh Nga, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết có chứa một ... [xem thêm]

Tác dụng phụ khi điều trị ung thư

(56)
Biên dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: BS. Nguyễn Văn Tuy Tác dụng phụ là những vấn đề sức khỏe được gây ra bởi việc điều trị ung thư. Các điều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN