10 nguyên nhân chính khiến bạn căng thẳng (stress)

(4.22) - 66 đánh giá

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căng thẳng (stress) như chấn thương tâm lý, ly hôn, áp lực công việc, tài chính…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng ở mỗi cá nhân. Cách tốt nhất giúp bạn thoát khỏi tình trạng này là hãy học đối mặt với khó khăn, tránh suy nghĩ tiêu cực để không bị căng thẳng bủa vây.

Mỗi người sẽ có một mức độ căng thẳng khác nhau. Điều này có nghĩa là một vài người dễ dàng bị stress trong khi một số người khác phải gặp nhiều tình huống khác thì họ mới cảm thấy tâm lý bị ảnh hưởng. Mặc dù mức độ căng thẳng có thể khác nhau, nhưng vẫn có những tác nhân chính gây căng thẳng

Dưới đây là top 10 tác nhân gây stress phổ biến nhất bạn nên biết.

1. Chấn thương tâm lý khi còn nhỏ

Một số người bị căng thẳng trong lâu dài do những chấn thương tâm lý khi còn nhỏ. Một nghiên cứu cho thấy việc phải chịu đau khổ khi còn nhỏ có thể gây ra những căng thẳng về mặt thể chất suốt cuộc đời. Trẻ em bị ngược đãi hoặc sống chung với một người nghiện rượu, ma túy thường trải qua tình trạng căng thẳng nhiều hơn khi trưởng thành.

2. Mất đi người thân

Cái chết của người thân, vợ hoặc chồng có thể là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng nặng nhất mà một người có thể gặp phải. Tình trạng stress có thể trở nên trầm trọng hơn khi cặp vợ chồng đó đang chịu rất nhiều khoản nợ và người còn sống phải lo lắng quá nhiều chi phí. Hơn thế nữa, nếu bạn còn con nhỏ thì sự căng thẳng này sẽ chồng chất khiến cuộc sống ngày càng khó chịu hơn.

3. Ly hôn

Ly hôn cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng căng thẳng ở người trưởng thành. Ngoài việc phải đối mặt với những cung bậc cảm xúc buồn giận khác nhau, khi ly dị, một trong hai người vợ hoặc chồng phải rời khỏi nhà. Nhiều vấn đề lúc này sẽ nảy sinh bao gồm phân chia tài sản, tài chính, chăm sóc và nuôi dưỡng con cái…

4. Tài chính

Nỗi lo tiền bạc, đặc biệt là tiền vay mua nhà, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng căng thẳng. Những người sống trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo túng và phải đối mặt với nợ nần hoặc phá sản có thể gặp căng thẳng trầm trọng.

5. Công việc

Sự căng thẳng liên quan đến công việc thường xảy ra ở những người có công việc đòi hỏi thời gian làm việc dài. Công nhân cũng có xu hướng bị căng thẳng hơn nếu họ lo lắng về việc bị sa thải hoặc cắt giảm giờ làm.

6. Sức khỏe

Các vấn đề sức khỏe có thể gây ra căng thẳng ở cả trẻ em và người lớn. Những nỗi lo lắng làm sao để khỏe mạnh lại, để trang trải chi phí y tế hoặc phải đối mặt với một căn bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh mạn tính đều có thể gây ra stress. Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng nếu bạn càng căng thẳng, bệnh của bạn càng không có tiến triển tốt. Do vậy, nếu đã bị bệnh, bạn phải càng giữ tinh thần lạc quan và thoải mái.

7. Mối quan hệ cá nhân

Đôi khi con người bị căng thẳng bởi những mối quan hệ cá nhân, ngay cả khi các mối quan hệ cơ bản vẫn bình thường. Vợ chồng cãi vã, cha mẹ – con cái mâu thuẫn và đôi khi xung đột giữa bạn bè hoặc đồng nghiệp có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng.

8. Con cái bị bệnh

Cha mẹ có con cái gặp vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hoặc bị thương tích thường xuyên sẽ gặp nhiều căng thẳng. Họ lo lắng về việc hồi phục của con và có thể khó chịu khi thấy trẻ đau đớn hoặc buồn bã. Ngoài ra, những lo lắng về tài chính liên quan đến chữa trị bệnh cho trẻ cũng có thể khiến bạn căng thẳng.

9. Mang thai

Mang thai cũng có thể là một nguyên nhân khiến người phụ nữ cảm thấy căng thẳng. Điều này đặc biệt đúng đối với những trường hợp mang thai không kế hoạch hoặc các trường hợp mang thai dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho mẹ, con hoặc cả hai.

Một vấn đề khác cũng dẫn đến căng thẳng là việc các cặp vợ chồng nhận ra rằng họ chưa sẵn sàng về tài chính hay cảm xúc để có con.

10. Gặp tình huống nguy hiểm

Việc bạn gặp các tình huống nguy hiểm như hỏa hoạn, tai nạn ô tô hoặc là nạn nhân của tội phạm cũng có thể khiến bạn bị căng thẳng. Bất kỳ chuyện nguy hiểm nào đều có khả năng gây căng thẳng về thể chất hoặc cảm xúc trong thời gian ngắn hoặc dài.

Rõ ràng là có nhiều chuyện xảy ra trong đời mà bạn không thể tránh khỏi. Hỉ, nộ, ái, ố chỉ là những gia vị cho cuộc sống của bạn, vì thế đừng để những chuyện không vui ảnh hưởng đến tinh thần của bạn. Hãy sống thật vui, suy nghĩ thật tích cực để tránh xa những điều gây stress và lo lắng hàng ngày.

Qua bài viết này, Hello Bacsi mong rằng bạn sẽ luôn để đầu óc mình thoải mái, thư giãn, bình tĩnh đối diện với mọi việc. Hãy giữ cho mình trạng thái tinh thần tốt nhất để cuộc sống thêm ý nghĩa hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quả chà là: Món ăn vặt giàu dinh dưỡng

(22)
Bạn có thể từng thưởng thức quả chà là như món ăn vặt có vị ngọt tự nhiên mang đến cảm giác ngon miệng. Vậy bạn có biết tác dụng của quả chà là ... [xem thêm]

Sau sinh ăn gì: 6 bí quyết dành cho mẹ ở cữ

(73)
Bận rộn với cuộc sống chăm sóc con nhỏ những tháng đầu tiên sẽ khiến mẹ không thoải mái, đồng thời chiếm hết thời gian nghỉ ngơi và tập luyện thể ... [xem thêm]

Co thắt thực quản là bệnh gì?

(45)
Định nghĩaCo thắt thực quản là bệnh gì?Co thắt thực quản là chứng rối loạn co giãn cơ trơn ở thực quản – ống nối giữa miệng và dạ dày – gây khó ... [xem thêm]

Tại sao bạn nên xét nghiệm kiểm tra cholesterol cho bé?

(67)
Cholesterol là một loại chất béo được tìm thấy trong tất cả các tế bào cơ thể, nó có thể cho bạn biết về sức khỏe tim mạch trong tương lai. Khi nồng ... [xem thêm]

Dương vật cương cứng quá lâu: Nỗi đau thầm kín!

(38)
Dương vật cương cứng quá lâu là “nỗi đau thầm kín” của những nam nhân mắc phải tình trạng này. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người ... [xem thêm]

Trà kiều mạch: Dễ làm mà lại tốt cho sức khỏe

(84)
Được ủ từ hạt lúa mạch đen, trà kiều mạch không những ngon miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe nhờ vào nhiều lợi ích tích cực. Đây sẽ là thức uống ... [xem thêm]

Điều trị dị ứng chó mèo ở trẻ nhỏ có khó không?

(22)
Bé nhà mình có bị dị ứng với chó mèo không? Đây là câu hỏi chắc chắn sẽ xuất hiện trong tâm trí khi bạn nhìn thấy bé bắt đầu bị hắt hơi, giụi mắt ... [xem thêm]

12 trò chơi kích thích trí não giúp con bạn thông minh hơn

(92)
Làm sao để con bạn không dán mắt vào màn hình smartphone, ipad hay tivi khiến trẻ ngày càng trở nên kém năng động và nghèo trí tưởng tượng? Bạn có thể thử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN