Bạn cần biết gì khi khám tại Viện Y Dược Học Dân tộc?

(3.81) - 55 đánh giá

Trước khi đến khám tại bệnh viện nào đó, không ít bệnh nhân bị mất nhiều thời gian gây khó chịu trong quá trình khám, do không biết được quy trình khám chữa bệnh của bệnh viện. Hiểu được điều đó, Chúng tôi xin thông tin đến bạn những thông tin cần thiết khi đến khám, chữa bệnh tại Viện Y Dược Học Dân tộc.

Tổng quan về Viện Y Dược Học Dân tộc

Viện Y Dược Học Dân tộc thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 24/12/1975 theo quyết địch của Bộ Xã hội và Thương binh, được chuyển giao về Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, viện đã có 6 khoa lâm sàng, 2 cận lâm sàng với trang thiết bị y tế hiện đại, có 239 giường bệnh nội trú cùng cơ sở sản xuất thuốc Đông dược và các đơn vị chức năng. Về nhân sự, viện hiện có hơn 260 y, bác sĩ, trong đó có 1 tiến sĩ, 25 thạc sĩ, 14 chuyên khoa I, 4 chuyên khoa II, 18 bác sĩ và hơn 60 y sĩ, điều dưỡng, vật lý trị liệu.

Thời gian làm việc của Viện Y Dược Học Dân tộc

Địa chỉ: 273 – 275 Nguyễn Văn Trỗi, phường 10, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: (028) 3844 3047

Website: https://vienydhdt.gov.vn

Email: [email protected]

Giờ làm việc: hiện tại, Viện Y Học Dân tộc làm việc tất cả các ngày trong tuần, lịch cụ thể như sau:

  • Từ thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 19h00
  • Thứ 7 và Chủ nhật: 7h30 – 16h30
  • Ngày lễ, Tết: bạn xem theo thông báo riêng của viện

Đăng ký lịch hẹn khám bệnh qua tổng đài

Để giảm thiểu các thủ tục cần phải làm cho bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh, viện Y Dược Học Dân Tộc thành phố Hồ Chí Minh đã mở dịch vụ đăng ký khám, chữa bệnh qua Tổng đài 1900 7247.

Trước ngày khám ít nhất 1 ngày, bạn hãy gọi đến tổng đài 1900 7247, vào bất kỳ lúc nào để đăng ký lịch hẹn. Bạn sẽ cần cung cấp những thông tin như họ tên bệnh nhân, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc… Khi đến ngày hẹn, bạn đến quầy tiếp nhận để hoàn thành thủ tục.

Giá cước từ máy cố định là 2.000 đồng/phút, máy di động là 3.000 đồng/phút.

Quy trình khám bệnh ở Viện Y Dược Học Dân tộc

Để dễ dàng hơn trong việc khám chữa bệnh tại viện, bạn có thể tham khảo 5 bước sau:

Bước 1. Bạn đến lấy số thứ tự tại bàn nhận số.

Bước 2. Bạn đến quầy nhận bệnh, ghi thông tin vào phiếu đăng kí và đóng tiền khám.

Bước 3. Bạn mang phiếu khám bệnh và biên lai đóng tiền nộp tại phòng khám. Khi được gọi tên, bạn sẽ vào khám.

Bước 4. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiện hoặc kê đơn thuốc cho bạn.

Bước 5. Bạn nhận thuốc điều trị hoặc nhập viện điều trị.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết trước khi đến khám, chữa bệnh tại Viện Y Dược Học Dân tộc. Chúng tôi hy vọng, bạn đã có được những thông tin cần thiết cho bản thân.

Hoàng Hải/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

21 tuần

(82)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 21, bé có thể:Giữ cố định đầu khi vươn thẳng, nâng ngực lên tựa người bằng bụng và ... [xem thêm]

10 chứng nghiện bạn có thể đang mắc phải

(48)
Đừng nghĩ rằng chỉ có chứng nghiện bia rượu, thuốc lá hay cà phê mới gây ra nhiều tác hại. Chứng nghiện bạn có thể đang mắc nhiều khi dễ lầm tưởng ... [xem thêm]

Cơ thể bạn sẽ ra sao khi mất nước?

(50)
Tìm hiểu chungMất nước là gì?Mất nước là tình trạng lượng nước bị mất ra khỏi cơ thể cao hơn so với lượng nước cơ thể nhập vào. Sự mất cân bằng ... [xem thêm]

7 cách đơn giản giúp kích thích trí tưởng tượng cho bé

(82)
Những năm đầu đời chính là khoảng thời gian vô cùng quan trọng của trẻ. Tất cả mọi thứ bạn và con cùng làm, từ việc đọc sách, hát hò cho đến việc ... [xem thêm]

Mua áo ngực: Bạn đã lựa chọn đúng chưa?

(47)
Áo ngực là món phụ kiện không thể thiếu của bất kỳ cô gái nào. Tuy nhiên, trước những mẫu mã áo ngực vô cùng đa dạng trên thị trường hiện nay, không ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh hen phế quản về đêm?

(72)
Hen về đêm xảy ra khi bạn có những triệu chứng của hen trong lúc bạn ngủ. Nó có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc bứt rứt suốt cả ngày. Hen về đêm ... [xem thêm]

Tránh nhiễm trùng tại nơi làm việc

(91)
Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm tại nơi làm việc? Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm ... [xem thêm]

Norovirus và bệnh tiểu đường

(33)
Viêm dạ dày ruột do virus còn được gọi với tên là cúm dạ dày. Đây là một bệnh lý khá thường gặp gây ra viêm và rối loạn chức năng ở dạ dày, ruột. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN