3 bước kiểm soát hiệu quả bệnh rối loạn lưỡng cực

(4.26) - 18 đánh giá

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm lí – thần kinh, còn được gọi là bệnh lưỡng cực hay bệnh hưng-trầm cảm, đặc trưng bởi sự thay đổi rõ rệt khác nhau về tâm trạng, từ hưng cảm (phấn khích, bốc đồng, năng nổ và tràn đầy năng lượng) đến trầm cảm (chán nản, thất vọng hay vô vọng). Những thay đổi trong tâm trạng có thể rất nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, chẳng hạn như gặp khó khăn duy trì các mối quan hệ cá nhân, hiệu quả học tập và làm việc bị sút giảm. May mắn thay, hiện nay việc chữa bệnh rối loạn lưỡng cực không còn là vấn đề bất khả thi. Hầu hết trường hợp, bệnh có thể được chữa khỏi với sự kết hợp của thuốc và các liệu pháp.

Chữa bệnh rối loạn lưỡng cực bằng thuốc

Các bác sĩ thường kê cho bệnh nhân chất ổn định tâm trạng hoặc thuốc chống co giật. Bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân uống thuốc chống trầm cảm để quản lý các cơn rối loạn lưỡng cực. Các chất ổn định tâm trạng cụ thể bao gồm cacbonat lithium, thuốc chống loạn thần, thuốc chống co giật. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là phải uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ vì thuốc rất quan trọng trong việc điều trị rối loạn lưỡng cực. Một số loại thuốc có thể có một số tác dụng phụ khó chịu, chẳng hạn như kích hoạt các triệu chứng hưng cảm, do đó bạn có thể cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu dùng. Quá trình điều trị các cơn hưng-trầm cảm đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn, có thể mất một thời gian dài để thuốc phát huy tác dụng hiệu quả.

Nếu có bất kỳ thay đổi nào xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc hoặc có bất kỳ vấn đề nào xảy ra với các triệu chứng, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để nhận được sự tư vấn tốt nhất cho tình trạng của bạn.

Chữa bệnh rối loạn lưỡng cực bằng liệu pháp tâm lý

Cùng với các loại thuốc, liệu pháp tâm lý là một phương pháp rất hữu ích giúp làm giảm các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực. Các liệu pháp tâm lý thông thường bao gồm:

  • Giáo dục tâm lý; Liệu pháp này cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về rối loạn lưỡng cực, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa. Cách này giúp bạn tìm hiểu thêm về các những đợt rối loạn lưỡng cực và các dấu hiệu cảnh báo của mình để giảm thiểu yếu tố thúc đẩy;
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Đây được biết đến như một liệu pháp nói chuyện giúp bạn quản lý các vấn đề của mình bằng cách thay đổi tư tưởng và hành vi của bạn. Trong thời gian điều trị, bạn có thể có một số phiên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để chia nhỏ các vấn đề của bạn ra thành nhiều phần. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn phân tích kỹ từng phần này và hướng dẫn bạn áp dụng các kỹ năng điều trị vào trong cuộc sống hàng ngày của bạn;
  • Liệu pháp gia đình: Điều trị này tập trung vào các mối quan hệ gia đình và khuyến khích mọi người tăng cường mối quan hệ gia đình để cải thiện sức khỏe tâm thần. Người ta tin rằng gia đình là liệu pháp điều trị tâm lý tốt nhất cho bất kỳ rối loạn tâm thần nào.

Thay đổi thói quen sống giúp chữa bệnh rối loạn lưỡng cực

Lối sống hàng ngày của bạn có thể đem lại tác động tích cực lẫn tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của bạn. Những thay đổi lành mạnh đóng một vai trò quan trọng trong điều trị rối loạn lưỡng cực. Vì vậy, ngủ đủ giấc, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tham gia vào các hoạt động thể chất lành mạnh, chẳng hạn như yoga hoặc tập thể dục hàng ngày, là rất quan trọng.

Bạn nên cố gắng hạn chế và tránh sử dụng các loại ma túy, thuốc lá và rượu. Nếu bạn đang hút thuốc hoặc uống rượu, bạn nên lên kế hoạch từ từ bỏ hút thuốc lá hoặc rượu. Những thứ này có thể khiến cho bệnh rối loạn của bạn trở nên trầm trọng hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bạn nên học cách kiểm soát sự căng thẳng, bắt đầu lên kế hoạch thư giãn và hưởng thụ, điều này sẽ giúp cân bằng tâm trạng của bạn. Bạn có thể yêu cầu gia đình hoặc bạn bè hỗ trợ và cùng tham gia một số hoạt động lành mạnh cụ thể. Bạn cũng nên thường xuyên đi khám để bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát các cơn hưng trầm cảm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác dụng của dầu cọ: Tốt cho sức khỏe, hại môi trường

(40)
Những tác dụng của dầu cọ có thể kể đến bao gồm tăng cường mức năng lượng, cung cấp chất chống oxy hóa, củng cố sức khỏe thị lực.Dầu cọ là một ... [xem thêm]

Bạn có nên tránh làm chuyện ấy trước khi tập thể dục?

(18)
Thói quen tập thể dục luôn tốt cho sức khỏe và “chuyện ấy” cũng mang lại nhiều lợi ích không kém như cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường trí nhớ, ... [xem thêm]

Có nên uống thực phẩm chức năng giảm cân?

(66)
Thực phẩm chức năng giảm cân chứa thành phần chủ yếu là các thảo dược và hóa chất có những cơ chế khác nhau trong việc giảm béo. Có hàng trăm loại ... [xem thêm]

7 tác hại của hạt điều khi bạn ăn quá nhiều

(83)
Nếu ăn hạt điều không đúng cách, bạn có thể gặp những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Vậy tác hại của hạt điều là gì khi bạn bổ sung loại ... [xem thêm]

Vi khuẩn nguy hiểm đang ẩn trong vòi hoa sen nhà bạn?

(78)
Rất nhiều người thường không quan tâm vệ sinh vòi hoa sen họ đang dùng. Tuy nhiên, sự thật thì vòi sen chính là “nơi trú ngụ” của rất nhiều mầm bệnh nguy ... [xem thêm]

9 loại hoa ăn được giúp bạn nấu nhiều món ngon

(28)
Những bông hoa không chỉ mang đến vẻ đẹp lãng mạn và dịu dàng mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nữa đấy. Bạn có thể làm mới thực đơn ... [xem thêm]

Bạn nên uống thuốc gì khi mang thai?

(77)
Sức đề kháng của người mẹ khi mang thai thường giảm đi khiến cho nguy cơ mắc bệnh lại càng tăng cao. Nếu trong trường hợp buộc phải điều trị bệnh, ... [xem thêm]

5 thực phẩm đốt cháy mỡ bụng hiệu quả nhất

(75)
Mỡ bụng luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là đối với phái đẹp. Để xóa tan đi nỗi ám ảnh này, bạn nên luyện tập thường xuyên cùng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN