4 bước đẩy lùi các cơn đau thắt lưng

(3.97) - 21 đánh giá

Các cơn đau thắt lưng là những cơn đau co giật hoặc chuột rút gây đau nhức ở lưng. Cơn đau xuất hiện có thể là do việc hoạt động các cơ ở lưng quá mức trong khi tập luyện, cũng có thể đơn giản do bạn nằm ngủ hoặc đứng sai tư thế khi làm việc nhà. Vậy bạn cần làm gì khi các cơn co thắt lưng xuất hiện?

Theo trang Sports Injury Bulletin (Tạp chí chuyên về chấn thương thể thao), hầu hết các cơn đau thắt lưng thường ảnh hưởng đến vùng dưới của lưng (thắt lưng). Tuy nhiên, đừng lo lắng vì bạn có thể giảm bớt cơn đau do co thắt cơ lưng bằng cách làm theo 4 bước điều trị tại nhà sau đây.

Bước 1

Làm lạnh vùng lưng bị đau để giảm dịu triệu chứng của cơn co thắt bằng cách gói nước đá vào túi vải và chườm kết hợp với việc xoa bóp ở lưng. Bạn có thể nhờ thành viên trong gia đình giúp đỡ để có thể chườm đúng vị trí cơn đau. Hãy chườm đá liên tục trong khoảng 12 phút – theo khuyến nghị của Sports Injury Bulletin. Biện pháp làm lạnh không chỉ có tác dụng giúp thuyên giảm cơn đau mà đồng thời còn giảm bớt tình trạng viêm bên trong các cơ và các mô xung quanh. Bạn có thể chườm đá những nơi bị đau nhiều lần trong ngày và hãy nhớ để da nghỉ khoảng 20 phút giữa các lần chườm.

Bước 2

Hãy dùng thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen hoặc acetaminophen để điều trị chứng co thắt lưng tại nhà. Nếu không bị rách dây chằng, hầu hết các cơn co thắt đều có dấu hiệu thuyên giảm khi bạn dùng các loại thuốc giảm đau bán sẵn ở các tiệm thuốc.

Bước 3

Theo MedlinePlus, bạn nên thực hiện một số bài tập kéo giãn cơ cường độ nhẹ để tăng cường sức khỏe cơ bắp vùng lưng cũng như giúp làm giảm và ngăn ngừa chứng chuột rút cơ bắp. Các bài tập củng cố sức mạnh xương chậu – hay còn gọi là nén ép vùng chậu, sẽ giúp nâng cao sức mạnh ở thắt lưng đồng thời tăng độ dẻo dai của cơ bắp.

Hãy nằm xuống sàn nhà hoặc giường với hai cánh tay giữ thẳng để ở hai bên hông. Thít chặt cơ bụng và nhẹ nhàng đẩy lưng chạm nhẹ xuống sàn. Giữ yên tư thế trong vài giây (giữ tối đa 12 giây sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất nếu bạn có thể) trước khi thả lỏng và trở về tư thế bình thường.

Bước 4

Bạn hãy tập các động tác nâng nhấc chân để tăng cường sức khỏe lưng, xương và cột sống của bạn. Đồng thời, nó cũng giúp làm giãn các cơ bắp thường bị co thắt. Hãy nằm thẳng lưng trên sàn nhà hoặc trên giường. Sau đó, nâng cánh tay phải lên, đồng thời nâng chân trái càng cao càng tốt và giữ cho tay chân đều duỗi thẳng. Bạn hãy giữ nguyên tư thế trong thời gian lâu nhất có thể, sau đó trở về tư thế ban đầu. Hãy lặp lại bài tập tương tự với tay trái và chân phải. Theo tạp chí Sports Injury Bulletin, bạn nên tập mỗi bên lặp lại 10 lần để đạt kết quả tốt nhất.

Mặc dù các bài tập kéo giãn cơ có thể giúp làm giảm dịu triệu chứng của các cơn co thắt nhưng tốt nhất bạn nên đợi đến khi cơn đau có dấu hiệu thuyên giảm rồi hãy bắt đầu việc tập luyện nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tất tần tật thông tin về xét nghiệm ung thư máu

(52)
Xét nghiệm ung thư máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh, đồng thời xác định được giai đoạn, loại và phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh ... [xem thêm]

10 điều kiêng cữ sau sinh mà bạn nên chú ý để đảm bảo sức khỏe

(85)
Xem ngay: Phân của bé đang mách bạn gì? Bạn mất khoảng 9 tháng mang thai và có lẽ sẽ cần bằng đó thời gian để cơ thể hồi phục lại sau sinh. Dù sinh ... [xem thêm]

8 cách bảo vệ răng hiệu quả cho trẻ

(82)
Là bậc phụ huỵnh, hẳn bạn luôn quan tâm đến vấn đề răng miệng của con mình và luôn tìm cách bảo vệ răng cho trẻ. Vậy đâu là những cách hữu hiệu ... [xem thêm]

Tiểu đường tuýp 2: Nên và không nên ăn gì?

(67)
Có rất nhiều loại thực phẩm, nhưng loại nào tốt và loại nào sẽ làm bệnh tiểu đường tồi tệ hơn? Nếu bạn biết lựa chọn đúng loại và ăn đủ ... [xem thêm]

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em: những điều bố mẹ cần biết

(80)
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em có tỷ lệ mắc phải không cao, tuy nhiên lại gây những hậu quả nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.Trẻ em có thể ... [xem thêm]

Dấu hiệu viêm phổi: Phòng ngừa ngay từ khi xuất hiện!

(90)
Việc nhận biết sớm dấu hiệu viêm phổi là bước tiến quan trọng có thể giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.Viêm phổi ... [xem thêm]

Nhiễm giun kim khi mang thai: mẹ bầu không nên quá lo lắng

(67)
Tuy nhiễm giun kim khi mang thai không gây hại cho thai nhi nhưng bạn vẫn nên biết rõ thông tin về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh này.Bạn thường hay bị ngứa ... [xem thêm]

Sa tử cung khi mang thai nguy hiểm đến mức nào?

(94)
Mang thai có thể ảnh hưởng đến người phụ nữ theo nhiều cách bất ngờ. Việc các nội tiết dao động, thay đổi sinh lý và tâm lý mà mẹ bầu trải qua sẽ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN