4 cách giúp con vượt qua ác mộng: Bạn đã thử chưa?

(3.55) - 76 đánh giá

Nếu con bạn thức giấc, khóc lóc sợ hãi và khó để ngủ lại, nhiều khả năng là bé đã gặp ác mộng. Khi bé yêu đã chìm sâu vào giấc ngủ, bé có thể gặp ác mộng trong suốt nửa sau của giấc ngủ. Trẻ có thể nhớ lại những giấc mơ tồi tệ đó vào ngày hôm sau và điều này làm trẻ cảm thấy sợ hãi.

Phân biệt ác mộng với nỗi sợ hãi ban đêm

Bạn cần phân biệt rõ ràng giữa cơn ác mộng với nỗi sợ hãi ban đêm. Nỗi sợ hãi ban đêm được xem là một rối loạn giấc ngủ ít phổ biến, thường xảy ra trong suốt một phần ba thời gian đầu của giấc ngủ. Trẻ em mắc nỗi sợ hãi ban đêm có thể đi vào giấc ngủ nhanh chóng nhưng bố mẹ khó có thể dỗ trẻ vào giường. Trẻ không thể nhớ những gì diễn ra trong nỗi sợ hãi của đêm qua vào sáng hôm sau.

Tại sao trẻ gặp ác mộng?

Hầu hết trẻ gặp ác mộng ít nhất một lần trong độ 2 đến 4 tuổi. Đây là giai đoạn thần kinh bé phát triển và bắt đầu hình thành nên nỗi sợ, khả năng tưởng tượng, từ đó những cơn ác mộng hình thành một cách rõ ràng hơn.

Nhiều cơn ác mộng có thể bắt nguồn từ việc nghe những câu chuyện đáng sợ (đôi khi với người lớn là điều bình thường), xem một chương trình ti vi buồn, kích động hoặc chơi đùa quá mức trước khi đi ngủ. Nếu trẻ có cảm giác lo lắng hay buồn phiền ngày hôm đó, trong giấc ngủ bé cũng có thể gặp ác mộng.

Nhiều vấn đề có thể gây nên stress và ác mộng cho trẻ như việc bé đi vệ sinh một mình, đi ngủ không có bố mẹ hoặc bố mẹ bận quá nhiều công việc không có thời gian quan tâm trẻ.

Bố mẹ làm gì để giúp bé vượt qua cơn ác mộng?

Một trong những cách đơn giản nhất bố mẹ có thể giúp bé vượt qua cơn giác mộng là ôm bé và xoa lưng cho đến khi bé cảm thấy ổn trở lại. Tuy nhiên, bố mẹ hạn chế để con ngủ chung, vì có thể tạo thành thói quen khó bỏ cho bé.

Trấn an con đúng cách

Nhiếu bố mẹ chưa thật sự quan tâm đến con mình, nên khi trẻ gặp ác mộng bố mẹ sẽ bảo con quay lại ngủ tiếp. Tuy nhiên, theo phân tích của các nhà tâm lý học cho rằng, trẻ em thường tin vào những giấc mơ là có thật sự thật. Vậy nên, việc đầu tiên mà bố mẹ nên làm khi trẻ bị ác mộng là hãy xoa dịu bé bằng những câu như “Mẹ biết con sợ lắm nhưng trong phòng của con không có gì phải lo sợ đâu!”.

Thời gian ngủ hợp lý

Thời gian ngủ cũng có thể khiến bé gặp ác mộng. Những trẻ đi ngủ quá trễ thường dễ gặp ác mộng hơn. Tốt nhất bố mẹ nên khuyên trẻ đi ngủ sớm, thông thường bé cần 10 đến 11 tiếng để ngủ mỗi ngày. Những thiết bị điện tử có thể ngăn chặn sự sản sinh của hormone kích thích giấc ngủ melatonin. Vì vậy, bạn hãy tắt hết các thiết bị điện tử nửa tiếng trước khi ngủ. Thay vì vậy, bố mẹ có thể cùng con chơi một vài trò chơi nhẹ nhàng như ngắm sao.

Thư giãn

Cơ thể thường dễ dàng đi vào giấc ngủ nếu được thư giãn thoãi mái. Theo các nghiên cứu điều hòa hơi thở cũng là cách giúp trẻ dễ ngủ hơn. Bố mẹ có thể giúp trẻ tập thở bằng cách hướng dẫn bé hít vào bằng mũi phải, sau đó thở ra bằng mũi trái rồi hơi tiếp theo là hít vào bằng mũi trái và thở ra bằng mũi phải. Điều này sẽ giúp cho bé thư giãn hơn. Ngoài ra, một chú gấu bông cũng có thể giúp trẻ có cảm giác an toàn hơn.

Đừng tránh xa thứ gây sợ hãi

Bé càng nghĩ nhiều hoặc thấy nhiều thứ làm chúng sợ, sự lo sợ đó sẽ càng giảm đi. Nguyên nhân của việc này giống như việc nhai kẹo cao su: lúc đầu, vị the ngọt của kẹo sẽ xuất hiện rất nhiều nhưng nếu bạn tiếp tục nhai thì vị đó sẽ biến mất.

Bạn có thể giúp bé dành ra 15 phút mỗi ngày để tiếp xúc với đồ vật đó, có thể là con búp bê, chú chó nhỏ hoặc bất cứ thứ gì làm bé mơ thấy ác mộng nhưng lưu ý đừng làm việc này với con vào ban đêm.

Những cơn ác mộng có thể dễ dàng trở thành một thói quen cho tâm trí bé. Sau một cơn ác mộng hoặc sau khi đi ngủ, nên để bé nghĩ về những thứ vui vẻ và thú vị, thời gian sẽ thay đổi suy nghĩ về sự sợ hãi của mình và bé ít gặp ác mộng hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các loại thức ăn nhanh nào ít ảnh hưởng đến sức khỏe?

(48)
Nếu biết cách chọn các loại thức ăn nhanh lành mạnh, bạn sẽ giảm thiểu những nguy cơ gây hại cho sức khỏe mỗi khi quá bận rộn không thể vào bếp. Trong ... [xem thêm]

Trà hoa dâm bụt: liều thuốc thần kỳ cho người cao huyết áp

(99)
Dâm bụt – loài hoa đơn sơ, bình dị nhưng mang đến hiệu quả thần kì cho những ai bị cao huyết áp.Hoa dâm bụt là một loại thảo dược có nhiều lợi ích, ... [xem thêm]

Ham muốn tình dục thay đổi thế nào khi bạn 20, 30 và 40?

(82)
Ham muốn tình dục là cảm giác khao khát được gần gũi thể xác với người khác phái, điều này cũng góp phần giữ lửa cho hôn nhân mặn nồng hơn. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu bệnh basedow kiêng ăn gì và nên ăn gì

(12)
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh basedow rất cần được lưu ý vì chúng có khả năng ảnh hưởng đến những triệu chứng của bệnh. Do đó, người bệnh ... [xem thêm]

Cách quan hệ lần đầu với người yêu để “chuyện ấy” suôn sẻ!

(39)
Những cách quan hệ lần đầu sẽ giúp cho các cặp đôi thêm tự tin hơn khi làm chuyện ấy và tránh được những bỡ ngỡ khi chưa có kinh nghiệm giường chiếu. ... [xem thêm]

Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

(100)
Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối gây nhiều mệt mỏi, đau đớn không chỉ cho người bệnh và cả người thân của họ. Người nhà của bệnh nhân cần cố ... [xem thêm]

Tìm hiểu thông tin bà bầu ăn khế khi mang thai

(70)
Bà bầu ăn khế sẽ giúp giải tỏa cơn thèm chua hoặc cứu cánh cho những cơn buồn nôn. Ngoài ra, việc ăn khế còn mang đến nhiều tác dụng tốt khác.Trong thời ... [xem thêm]

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào vào 3 tháng cuối thai kỳ?

(54)
Ở tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ), cơ thể mẹ bầu bắt đầu có những thay đổi lớn được xem như dấu hiệu chứng tỏ ngày thiên thần nhỏ của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN