4 điều bạn thường lầm tưởng về tiểu đường tuýp 2

(4.49) - 50 đánh giá

Lầm tưởng về bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ khiến bạn có những kiến thức sai lệch về căn bệnh này. Từ đó, sự lầm tưởng sẽ góp phần làm bệnh diễn biến xấu hơn, khó kiểm soát hơn.

Đường huyết điều chỉnh năng lượng trong cơ thể bạn. Dưới điều kiện bình thường, hệ thống các tương tác phức tạp di chuyển đường từ máu vào các tế bào cơ sẽ vận hành một cách thuận lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, lượng đường trong máu sẽ cao hơn mức bình thường bởi cơ thể gặp vấn đề trong việc sử dụng insulin, loại hormone giúp điều chỉnh đường máu.

Dù số lượng người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, nhưng vẫn còn nhiều thông tin sai lệch về bệnh làm nhiều bệnh nhân lúng túng. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ chỉ ra những hiểu lầm tai hại về bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn cần lưu ý.

Lầm tưởng về bệnh tiểu đường tuýp 2: không nguy hiểm

Theo tạp chí Health, do không phải bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nào cũng cần insulin nên rất nhiều người nghĩ bệnh này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, tiểu đường tuýp 2 chính là con dao âm thầm giết chết bạn, bởi bệnh không biểu hiện nhiều triệu chứng ra ngoài.

Bên cạnh đó, bạn nên biết tiểu đường tuýp 2 phức tạp hơn tiểu đường tuýp 1. Bác sĩ cho biết tiểu đường tuýp 2 là một loại bệnh kháng insulin hay còn là hội chứng chuyển hóa. Bệnh khiến huyết áp tăng cao, bộc phát các vấn đề về tim và gia tăng nguy cơ ung thư.

Lầm tưởng về bệnh tiểu đường tuýp 2: Dễ chẩn đoán

Gần 28% người bệnh tiểu đường tuýp 2 không phát hiện được bệnh của mình. Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2 tương tự nhau như khát nước, mệt mõi, tiểu nhiều. Trong khi triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 thường biểu hiện rõ nét và nghiêm trọng hơn, triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 lại biểu hiện chậm và khó nhận biết.

Nhiều trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong nhiều năm vẫn không có bất kì triệu chứng nào. Ngay cả việc đường máu tăng nhẹ vào giai đoạn đầu phát bệnh, bạn vẫn không thể chẩn đoán được nếu không xét nghiệm máu. Tuy nhiên, việc tăng nhẹ đường huyết hay còn gọi là tiền đái tháo đường cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bệnh có thể làm bộc phát nhồi máu cơ tim và những vấn đề liên quan khác.

Lầm tưởng về bệnh tiểu đường tuýp 2: Ăn nhiều đồ ngọt làm phát bệnh

Từ trước đến nay mọi người vẫn tin rằng đồ ngọt hay đường chính là thủ phạm gây bệnh tiểu đường. Tuy nhiên không hẳn như vậy. Bệnh nhân phát bệnh tiểu đường có thể do nhiều nhân tố khác như lối sống và di truyền. Việc ăn nhiều đồ ngọt chỉ đẩy nhanh quá trình phát bệnh hơn. Thay vì phát bệnh vào lúc 60 hoặc 70 tuổi, bạn lại có những triệu chứng bệnh vào năm 30, 40 hoặc 50 tuổi nếu lạm dụng đường.

Hiểu lầm 4: Thể dục không thể ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2

Một phần quan trọng của việc ngăn ngừa và điều trị tiểu đường tuýp 2 là tập thể dục. Tập thể dục giúp đốt cháy glucose và làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin. Thậm chí, nhiều bác sĩ cho rằng việc tập thể dục còn có tốt hơn thuốc đặc trị tiểu đường. Trong một nghiên cứu, bệnh nhân tiền tiểu đường được khuyến khích tập thể dục 150 phút một tuần. Sau đó 3 năm, những bệnh nhân này đã giảm 58% nguy cơ phát triển lên bệnh tiểu đường, tốt hơn so với khi sử dụng thuốc là 38%.

Bạn có đang hiểu sai về bệnh tiểu đường tuýp 2? Nếu có, hãy thay đổi ngay từ bây giờ, bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ cho con bú có nên uống cà phê?

(32)
Bạn đang cho con bú song lại nghiện cà phê hay ưa thích các loại thức uống chứa caffein. Trong trường hợp nếu băn khoăn không biết liệu việc uống cà phê có ... [xem thêm]

Dùng xe tập đi cho bé có thể gây hại đủ đường

(88)
Thấy con bước sang giai đoạn tập đi, nhiều phụ huynh liền vội vã tìm mua xe tập đi cho bé. Thế nhưng cũng có không ít thông tin cho thấy việc sử dụng thiết ... [xem thêm]

8 lợi ích của cà chua bạn cần biết

(78)
Các loài cây họ cà luôn là một trong những nguồn giàu dinh dưỡng và lẽ dĩ nhiên, cà chua cũng không ngoại lệ.Không nghi ngờ gì khi nói cà chua là một trong ... [xem thêm]

Nam giới từ 30 tuổi hẹp niệu đạo có thể làm suy thận và vô sinh

(40)
Theo nghiên cứu, có khoảng 8% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiểu, từ đó ảnh hưởng đến thận, bàng quang hoặc đôi khi là niệu quản. Nhiễm trùng ... [xem thêm]

35 tuần

(42)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 29, bé có thể có khả năng:Tự ăn bánh quy;Trêu đùa (tạo ra âm thanh trêu đùa phì phèo nước ... [xem thêm]

Khi nào bé có thể tự cầm bình sữa được?

(55)
Minh Thư mới làm mẹ lần đầu tiên, hiện tại con gái cô đã được 6 tháng tuổi. Cô đang có dự định cho bé bú bình nhưng sợ rằng bé không thể giữa được ... [xem thêm]

Làm sao để phòng ngừa bệnh giang mai cho chị em?

(95)
Các triệu chứng giang mai khi được phát hiện sớm có thể được điều trị dễ dàng qua từng giai đoạn. Tuy vậy, nếu để chậm trễ sẽ gây nhiều biến ... [xem thêm]

Bệnh đa hồng cầu ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị

(10)
Bệnh đa hồng cầu là một rối loạn máu rất hiếm gặp ở trẻ em. Khi bé bị căn bệnh này, tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu. Các tế bào dư ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN