5 cách giúp bạn tăng động lực chăm sóc sức khỏe cho năm mới

(4.33) - 58 đánh giá

Nếu bạn có động lực chăm sóc sức khỏe càng sớm thì sẽ càng tránh được nguy cơ mắc bệnh do lối sống thiếu lành mạnh gây ra.

Để có thể tạo ra một nguồn động lực chăm sóc sức khỏe, đầu tiên bạn cần hiểu rõ được những nguy cơ tiềm ẩn trong thói quen sống hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn có thể cố gắng thực hiện và hoàn thành mục tiêu của mình tốt hơn, ngay cả những lúc bạn gặp khó khăn và cảm thấy muốn từ bỏ nhất.

1. Đặt ra những mục tiêu hấp dẫn

Việc thay đổi phong cách sống để giúp bản thân khỏe mạnh hơn sẽ dễ dàng hơn nếu như bạn quý trọng mục tiêu của bản thân. Bạn muốn khởi đầu một ngày mới thật rạng rỡ và làm việc hiệu quả? Hãy thu xếp dậy sớm hơn thường lệ khoảng 15 – 30 phút để tập thể dục buổi sáng.

Thay vì nghĩ đến việc chăm sóc sức khỏe vào những lúc bệnh tật, bạn nên nghĩ ra những mục tiêu hấp dẫn hơn: vóc dáng thon gọn, làn da hồng hào, tinh thần phấn chấn… Bạn sẽ có khả năng bám sát theo kế hoạch đã đề ra hơn, nếu như bạn đang làm những điều bạn yêu thích. Sống lành mạnh không hề dễ dàng, nhưng nếu bạn có thể điều chỉnh mỗi ngày một chút thì điều này hoàn toàn khả thi.

2. Xác định động lực của bản thân

Ngoài những tác động bên ngoài, động lực khiến bản thân bạn quyết định thay đổi và sống lành mạnh cũng mang tính quyết định rất cao. Bạn nên hỏi bản thân vì sao bạn lại muốn sống lành mạnh hơn:

  • Bạn muốn đi làm sớm, về sớm mà vẫn làm việc hiệu quả?
  • Bạn muốn cải thiện làn da xanh xao và đôi mắt thâm quầng?
  • Bạn muốn mặc vừa chiếc váy quyến rũ tôn vòng eo nhỏ gọn?

Ban đầu, những lý do mà bạn nghĩ đến có thể sẽ không thuyết phục lắm. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục suy nghĩ, bạn sẽ tìm ra những nguyên nhân có thể giúp bạn tràn đầy động lực để tiến đến thành công.

3. Chọn hoạt động phù hợp để duy trì động lực

Bạn sẽ có xu hướng duy trì việc thực hiện những hoạt động mà bạn giỏi hoặc yêu thích. Chính vì thế, bạn nên tập trung vào những thế mạnh của mình. Điều này sẽ giúp bạn luôn được động viên và hoàn thành mục tiêu của bản thân. Nếu bạn luôn chọn những thứ quá sức với khả năng, đồng thời bạn không hề có hứng thú thì bạn sẽ dễ gặp tình trạng căng thẳng.

Đây chính là lý do tại sao mà bạn nên chọn những môn thể thao phù hợp với tính cách và thể trạng của mình. Nếu tính hướng nội, bạn có thể chọn các môn như yoga, bơi lội, chạy bộ… Nếu tính hướng ngoại hơn, bạn có thể chọn các môn như cầu lông, bóng đá, bóng chuyền… Chỉ khi nào chọn đúng môn mình thích, động lực chăm sóc sức khỏe của bạn mới được duy trì như ý muốn.

4. Không để nỗi sợ ảnh hưởng bạn

Nếu lý do bạn luyện tập và từ bỏ các thói quen không lành mạnh là do bác sĩ bảo rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh, động lực đang thúc đẩy bạn sống lành mạnh sẽ không kéo dài lâu. Nỗi sợ chỉ có thể giúp thúc đẩy bản thân bạn trong một khoảng thời gian nhất định.

Vậy làm sao để không bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ hãi? Hãy đối diện với nỗi sợ của bản thân. Viễn cảnh về một tương lai già yếu hay những hậu quả khi bạn không thực hiện đúng chỉ thị của bác sĩ sẽ không còn ám ảnh bạn nữa. Khi bạn vận động, mọi ý nghĩ tiêu cực sẽ được xua tan nhanh chóng!

5. Không lấy áp lực làm mục tiêu

Nếu bạn làm một điều gì đó để gây ấn tượng với người khác hoặc vì bạn đang gặp áp lực, điều này sẽ làm bạn khó có thể bám sát kế hoạch đã đề ra lâu dài. Nguyên nhân là do bạn thực sự không có hứng thú trong việc ấy. Thay vào đó, bạn nên đặt nhu cầu bản thân lên hàng đầu. Bằng cách này, bạn sẽ giảm thiểu khả năng bỏ cuộc.

Vì thế, bạn không nên đăng ký một chương trình rèn luyện chỉ vì theo xu hướng hay vì bạn bè rủ rê. Một khi đã tạo áp lực cho bản thân, bạn sẽ rất dễ nản chí và khó lòng vượt qua khó khăn.

Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn biết cách tạo động lực cho bản thân. Hãy đưa ra những giải pháp và đối mặt với những khó khăn một cách tích cực. Điều này sẽ giúp bạn có thể đạt được mục tiêu bảo vệ sức khỏe chính mình một cách tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 việc bạn cần làm nếu bị đau cơ do sai tư thế

(71)
Chúng tôi muốn cung cấp cho bạn 7 lời khuyên nếu bạn bị đau cơ do sai tư thế. Chúng sẽ giúp bạn duy trì được tư thế đúng và khỏe mạnh hơn. Những bí ... [xem thêm]

Phải làm gì khi bị gãy xương hàm?

(30)
Gãy xương hàm xảy ra khi hàm dưới bị gãy gây đau và làm cho các răng ở hai hàm không ăn khớp với nhau.Gãy xương hàm có phải chấn thương nghiêm trọng ... [xem thêm]

Lên kế hoạch chăm sóc cho trẻ bị tiểu đường

(62)
Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân (IHP) là một bảng chi tiết những điều trẻ cần ở trường, khi nào cần và người cung cấp. Dữ liệu liên quan đến ... [xem thêm]

Bà bầu ăn chôm chôm: Lợi ích và lưu ý kèm theo

(61)
Bà bầu ăn chôm chôm với lượng vừa phải và điều độ sẽ giúp cải thiện những tình trạng dễ gặp khi mang thai chẳng hạn như buồn nôn, đau đầu…Khi ... [xem thêm]

Đôi khi chăm sóc bản thân là “ích kỷ” thì cũng chẳng sao cả!

(19)
Chăm sóc bản thân là một kỹ năng rất quan trọng để bạn có thể sống khỏe mạnh và hạnh phúc nhưng đôi khi điều này lại bị dán nhãn là “ích kỷ”. ... [xem thêm]

[Trắc nghiệm] Bạn nên làm gì để nói không với rác thải nhựa?

(22)
Rác thải nhựa đã trở thành vấn đề lớn gây ô nhiễm môi trường và được hầu hết quốc gia trên thế giới quan tâm. Vậy bạn cần thay đổi gì để nói ... [xem thêm]

Tư thế trái núi và những lợi ích cho sức khỏe

(62)
Ngày nay, yoga dần trở nên phổ biến và đã trở thành một trong những phương pháp luyện tập mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đó, yoga bao gồm nhiều ... [xem thêm]

Dẫn xuất rượu của đường

(17)
Dẫn xuất rượu của đường là gì? Khác với tên gọi của chúng, dẫn xuất rượu của đường không phải là đường và cũng không phải là rượu. Chúng là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN