6 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt

(3.57) - 72 đánh giá

Rất hiếm gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt, song nếu con bạn gặp phải chuyện này, bạn cũng đừng lo ngại. Điều này có nghĩa là trẻ nhà bạn ngủ không đủ giấc hoặc đang ở trong tình trạng mệt mỏi.

Trong một số trường hợp, lý do có thể sẽ đặc biệt hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm về quầng thâm mắt xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

Quầng thâm mắt là gì?

Vùng da quanh mắt bị sạm, tối màu được gọi là quầng thâm mắt, có thể đây chỉ là dấu hiệu của một vài sự cố hoặc dị ứng và rất hiếm khi tình trạng trở nặng. Da xung quanh mí mắt được gọi là vùng da quanh ổ mắt. Lượng melanin sản sinh ra cao hơn bình thường làm xuất hiện quầng thâm mắt được gọi là ‘tăng sắc tố vùng quanh mắt’.

Mắt trẻ xuất hiện quầng thâm biểu hiện điều gì?

Quầng thâm mắt xuất hiện có thể do trẻ thấy mệt mỏi hoặc bị phơi nhiễm chất gây dị ứng hoặc chất kích thích. Ở một số trường hợp hiếm thì quầng thâm xung quanh mắt có thể do xuất hiện khối u của các dây thần kinh, được gọi là bệnh u nang thần kinh. Nếu nhận thấy màu da xung quanh mắt quá tối, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám.

Nguyên nhân xuất hiện quầng thâm mắt

  • Vùng da dưới mắt mỏng hoặc nhạy cảm làm cho mạch máu trở nên tối hơn. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất
  • Một số bé có vùng da mỏng hơn những số khác làm cho quầng thâm mắt dễ nhận thấy hơn
  • Quầng thâm cũng có khả năng di truyền từ gia đình
  • Mệt mỏi cũng là một nguyên nhân phổ biến khác gây ra quầng thâm, do da của trẻ lúc mệt mỏi sẽ nhợt nhạt hơn bình thường, dẫn đến sự xuất hiện của các mạch máu sẫm màu dưới da mắt
  • Trong một số trường hợp hiếm, quầng thâm xảy ra do một số nguyên nhân đặc biệt khác như dị ứng, chàm, nhiễm khuẩn, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc mất nước
  • Quầng thâm gây ra bởi dị ứng hô hấp thường được gọi là viêm mũi dị ứng. Mũi tắc nghẽn rất có khả năng do dị ứng, khi đó các hoạt động tĩnh mạch và lưu lượng máu sẽ bị hạn chế, dẫn đến tĩnh mạch dưới mắt bị sưng. Điều này dẫn đến xuất hiện quầng thâm ở dưới mắt trẻ

Các phương pháp trị quầng thâm mắt

  • Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc, ăn ngon, hoạt động lành mạnh và tăng cân
  • Nếu dị ứng là thủ phạm thì hãy bảo vệ trẻ khỏi những chất kích thích tiềm ẩn, chẳng hạn phấn hoa, bụi… Bạn nên thường xuyên rửa và giữ sạch đôi mắt bé bằng một chiếc khăn ướt ấm
  • Cắt tỉa móng tay của trẻ để tránh những vết xước ngoài ý muốn trên mặt và mắt

Mời bạn đọc thêm bài 6 thành phần tự nhiên điều trị quầng thâm mắt ở trẻ để có cách chữa trị cho con hiệu quả nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Trẻ sơ sinh có bị quầng thâm mắt do các thói quen ngủ không đúng giờ giấc hoặc sức khỏe kém hay không?

Hoàn toàn ngược lại với giả định của hầu hết các bậc phụ huynh, quầng thâm không phải lúc nào cũng là kết quả của thói quen ngủ không đúng giờ hoặc sức khỏe của trẻ kém.

2. Đôi mắt sưng húp ở trẻ sơ sinh có dẫn đến xuất hiện quầng thâm?

Đôi mắt trẻ bị sưng có thể do khóc trong thời gian dài hoặc tư thế ngủ khó khăn và hầu như không liên quan đến thâm quầng.

3. Quầng thâm có phải do túi dưới mắt?

Túi dưới mắt chỉ là phần chất béo nằm dưới phần da xung quanh mắt của trẻ và không liên quan đến thâm quầng.

4. Thâm quầng mắt có liên quan đến sốt và mọc răng hay không?

Hiện vẫn chưa có bằng chứng cụ thể hoặc nghiên cứu chứng minh việc mọc răng hoặc sốt ở trẻ dẫn đến xuất hiện quầng thâm.

5. Tại sao đôi khi lại có một vài vệt đỏ trong mắt của trẻ?

Mắt của trẻ bị đỏ có thể là kết quả từ một vài nguyên do sau: dị ứng, nhiễm trùng, kích thích hoặc chỉ đơn giản bé dùng tay cọ xát mắt khi mệt. Trẻ sơ sinh thường nhạy cảm với thực phẩm hoặc các hạt trong không khí, khi tiếp xúc sẽ gặp phản ứng dị ứng dẫn đến mắt bị đỏ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chăm sóc da bé khỏe mạnh với những mẹo hữu ích

(85)
Trẻ sơ sinh có làn da mỏng và dễ bị tổn thương nên nhiều bậc cha mẹ thường rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc da bé khỏe mạnh.Khi còn nhỏ, làn da của ... [xem thêm]

5 mẹo tránh chấn thương khi tập máy căng cơ rowing

(57)
Tập luyện bằng máy tập căng cơ (rowing) cùng động tác chèo thuyền đặc trưng đang rất được ưa chuộng tại phòng tập gym và phổ biến mạnh mẽ hơn bao giờ ... [xem thêm]

Bà bầu ra khí hư màu vàng liệu có đáng lo không?

(43)
Hiện tượng bà bầu ra khí hư màu vàng có thực sự là dấu hiệu nguy hiểm hay không sẽ tùy thuộc vào độ đậm nhạt, kết cấu cũng như mùi của dịch tiết ... [xem thêm]

Cẩn thận trẻ bị ngạt nước khi tập bơi

(90)
Tình trạng ngạt nước khi tập bơi rất nguy hiểm. Hãy trang bị cho mình cách nhận diện, xử lý hay phòng tránh ngạt nước khi tập bơi nhé. Hiện tượng ngạt ... [xem thêm]

Cách tự kiểm tra ung thư vú giúp bạn ngăn ngừa bệnh

(17)
Khi biết cách tự kiểm tra ung thư vú, bạn có thể sớm nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm để đi khám, giúp phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm và điều ... [xem thêm]

Rau càng cua – Thảo dược “vàng” cho sức khỏe

(64)
Rau càng cua không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn là một dược liệu quý có thể giúp bạn chữa viêm họng, thiếu máu, thanh nhiệt, giải độc cơ thể và cả ... [xem thêm]

6 sự thật thú vị về việc đi ngoài

(77)
Một nghiên cứu đã kết luận rằng ruột là “bộ não thứ hai” của cơ thể. Những gì chúng ta ăn gây tác động đến nhiều thứ như căng thẳng và trầm ... [xem thêm]

10 cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh luôn tươi ngon

(11)
Với công việc bận rộn như ngày nay, nhiều người lựa chọn việc mua thực phẩm và bảo quản trong tủ lạnh khi không có thời gian đi chợ hàng ngày. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN