6 tác dụng của hạt chia với bà bầu mà bạn nên biết

(3.76) - 89 đánh giá

Hạt chia là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ tác dụng của hạt chia với bà bầu như thế nào.

Mang thai là giai đoạn rất quan trọng mà bạn cần phải chú ý cả về chế độ ăn lẫn sinh hoạt. Bạn nghe thấy rất nhiều lời quảng cáo nói rằng hạt chia là một loại siêu thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ nhưng không biết thực hư thế nào? Nếu bạn đang có thắc mắc này, vậy hãy cùng Chúng tôi theo dõi những thông tin dưới đây để hiểu thêm về tác dụng của hạt chia với bà bầu nhé.

Giải đáp tác dụng của hạt chia có an toàn với bà bầu hay không

Bà bầu dùng hạt chia trong thai kỳ hoàn toàn an toàn và tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dùng khoảng 2 thìa súp hạt chia sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng mà cơ thể cần. Ngoài ra, hạt chia còn chứa nhiều sắt và canxi. Đây đều là những khoáng chất cần thiết trong thai kỳ. Ngoài ra, hạt chia còn đáp ứng được hơn 15% nhu cầu protein của cơ thể mỗi ngày.

Giá trị dinh dưỡng của hạt chia

Dưới đây là giá trị dinh dưỡng có trong 100g hạt chia:

  • Năng lượng – 486 calories
  • Protein – 17g
  • Kali – 407mg
  • Sodium – 16mg
  • Total Carbs – 42g
  • Chất béo – 31g
  • Canxi – 631mg
  • Vitamin C – 1,6mg
  • Sắt – 7,7mg
  • Magie – 335mg
  • Vitamin A – 54 IU

Tác dụng của hạt chia với bà bầu

Theo các nhà nghiên cứu Mexico, bà bầu ăn hạt chia trong thai kỳ có thể nhận được những lợi ích sức khỏe sau:

1. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể

Mang thai khiến bạn dễ bị cạn kiệt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Hạt chia giúp tăng năng lượng và bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết để cả bạn và bé đều khỏe mạnh.

2. Hạn chế tăng cân

Do hạt chia có chứa một lượng lớn protein nên khi ăn bạn sẽ có cảm giác no lâu, tránh thói quen ăn vặt, từ đó giúp duy trì cân nặng ổn định trong thai kỳ.

3. Tác dụng của hạt chia tốt cho sự phát triển của bé

Hạt chia có chứa một lượng lớn axit folic, giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể lực. Ngoài ra, hạt chia còn có chứa axit béo omega-3, một dưỡng chất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành não bộ và hệ thần kinh của bé.

4. Giảm nguy cơ mắc bệnh

Hạt chia có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2.

5. Giúp xương chắc khỏe hơn

Hạt chia có chứa hàm lượng canxi cao. Vì vậy, bà bầu sử dụng hạt chia không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp thai nhi phát triển xương rất tốt ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

6. Hạt chia giảm táo bón cho bà bầu

Táo bón là một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ do sự thay đổi của hormone, chế độ ăn trong quá trình mang thai. Để tránh tình trạng này, bạn có thể sử dụng thêm hạt chia để hỗ trợ bởi trong hạt chia có hàm lượng chất xơ cao. Do đó, bà bầu có thể sử dụng mà không lo tăng cân hoặc các vấn đề về tiêu hóa.

Cách sử dụng hạt chia cho bà bầu hiệu quả

Hạt chia có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Bạn có thể dùng hạt chia để làm những món ăn sau:

1. Nước uống hạt chia

Cho 1 – 2 thìa cà phê hạt chia vào nước lọc, ngâm khoảng 10 phút, khuấy đều để tránh vón cục. Khi hạt chia nở ra, bạn có thêm chút đường phèn để dễ uống. Đây là thức uống không chỉ thanh mát mà còn có tác dụng chống táo bón khi mang thai rất tốt.

2. Sinh tố dâu chuối hạt chia

Để phát huy hết tác dụng của hạt chia với bà bầu, bạn có thể thử làm ngay thức uống này.

Chuẩn bị

  • 400g dâu tây
  • 1 quả chuối
  • 2 thìa cà phê hạt chia
  • 250ml sữa

Thực hiện

  • Đầu tiên, rửa sạch dâu tây, để ráo nước rồi dùng dao gọt bỏ phần cuống dâu.
  • Chuối lột vỏ, cắt khúc.
  • Cho chuối, dâu và hạt chia vào máy xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp ra cốc và thưởng thức.
  • Dùng lạnh sẽ ngon hơn.

3. Bánh mì hạt chia

Bạn có thể dùng món bánh mì hạt chia vào buổi sáng để thay thế cho các món ăn như phở, hủ tiếu… Điều này không chỉ giúp đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp bạn đổi khẩu vị.

Chuẩn bị

  • 5 – 6 lát bánh mì sandwich
  • 1 – 2 thìa cà phê hạt chia
  • Chuối (có thể thay bằng nhiều loại trái cây khác)
  • Bơ đậu phộng

Thực hiện

  • Trét một lớp bơ đậu phộng lên lát bánh mì sandwich.
  • Cắt chuối thành khoanh tròn với độ dày vừa phải. Xếp chuối lên lát bánh mì.
  • Cuối cùng rắc hạt chia lên. Như vậy bạn sẽ có một món ăn sáng vừa nhanh, vừa gọn lại vừa bổ dưỡng.

4. Sữa chua hạt chia cho bà bầu

Đây cũng là món ăn rất tốt cho sức khỏe của bà bầu.

Chuẩn bị

  • 1 – 2 muỗng hạt chia
  • 1 hũ sữa chua
  • Các loại trái cây mà bạn yêu thích

Thực hiện

  • Trộn đều hạt chia với sữa chua rồi cho vào tủ lạnh (nếu không thích ăn lạnh thì bạn cũng có thể để ở nhiệt độ phòng).
  • Cắt trái cây thành từng miếng nhỏ rồi xếp đều lên bề mặt sữa chua và thưởng thức.

Rủi ro khi bà bầu ăn hạt chia

Dù hạt chia chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều, nó cũng có thể tiềm ẩn một số nguy cơ sau:

  • Các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy…
  • Gây hạ huyết áp và chảy máu
  • Hạt chia có thể tương tác với một số loại thuốc
  • Bạn có thể bị dị ứng với hạt chia. Nếu bị dị ứng, bạn sẽ có các triệu chứng sau: phát ban, nổi mề đay và chảy nước mắt.

Hạt chia rất tốt cho sức khỏe của bà bầu do có hàm lượng protein cao và nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, trước khi ăn, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ và tìm hiểu xem nó có tương tác với các loại thuốc mà bạn đang dùng hay không. Và hãy nhớ, bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 thìa cà phê hạt chia mỗi ngày để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn.

Không chỉ tốt với bà bầu, hạt chia cũng tốt với trẻ em. Để tìm hiểu về điều này, mời bạn đọc thêm bài viết Những lợi ích của hạt chia đối với sức khỏe trẻ.

Ngân Phạm/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giải đáp một số thắc mắc về tình trạng vô sinh

(28)
Vô sinh, hiếm muộn đang là nguyên nhân hàng đầu khiến hạnh phúc của nhiều gia đình đứng trên bờ vực đổ vỡ. Nếu vợ chồng bạn chẳng may bị vô sinh, ... [xem thêm]

Giấc ngủ và suy tim

(62)
Rối loạn giấc ngủ do suy tim có thể kéo theo những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Sau đây là những điều bạn cần biết để có được giấc ... [xem thêm]

Bạn đừng nên xem thường tác hại của gián

(10)
Con gián sinh sống và phát triển tốt nhất trong điều kiện ấm, đặc biệt ở những nơi có nhiệt độ cao hơn 21 độ C. Chúng thường trú ngụ trong những nơi ... [xem thêm]

Yếu tố di truyền trong ung thư vú

(39)
Gen di truyềnGen của bạn được truyền lại từ cha mẹ của bạn. Tại thời điểm thụ thai, bạn thừa hưởng một nửa số gen từ mẹ và nửa còn lại từ cha ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh gan

(23)
Đối với trẻ mắc bệnh gan, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Chế độ ăn uống cân đối với đầy đủ chất dinh dưỡng thì sẽ giúp trẻ hồi phục ... [xem thêm]

Hành trình nhận thức của thai nhi bên trong bụng mẹ

(35)
Giai đoạn trong bụng mẹ thai nhi phát triển không chỉ về thể chất mà cả về trí não và các giác quan. Muốn biết rõ hơn, bạn hãy xem bài viết của Chúng tôi ... [xem thêm]

7 bí quyết giúp bạn làm sạch phổi một cách tự nhiên

(25)
Tất cả không khí bạn hít thở từ phấn hoa, hóa chất, đến khói thuốc đều có thể bị giữ lại và xâm nhập vào phổi. Vậy bạn nên làm gì để làm sạch ... [xem thêm]

Bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?

(81)
Bố mẹ không thể xem nhẹ bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ bởi đây là tình trạng sức khỏe nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong.Trong vài năm đầu đời, hệ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN