Nang tuyến Bartholin (viêm tuyến Bartholin)

(4.28) - 99 đánh giá

Viêm tuyến Bartholin là gì và bệnh này có nguy hiểm không? Đọc ngay bài viết sau để kịp thời nhận biết dấu hiệu cũng như ngăn chặn diễn tiến bệnh nặng hơn.

Tìm hiểu chung

Viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin) là gì?

Viêm tuyến Bartholin là tình trạng sưng hoặc phù ở một hoặc hai bên của âm đạo. Bệnh có thể do một trong những tuyến mồ hôi (tuyến Bartholin) bị tắc nghẽn. Viêm tuyến bartholin có thể tự khỏi mà không cần điều trị nếu vết sưng không bị nhiễm trùng.

Những ai thường mắc phải viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin)?

Phụ nữ ở mọi độ tuổi đều có thể mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi từ 20–29 thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin) là gì?

Tùy vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, triệu chứng chính và phổ biến nhất là cảm giác sưng gần âm đạo. Nếu nang tuyến bị nhiễm trùng, vết sưng này sẽ kèm theo cảm giác đau, làm cho việc đi lại hoặc quan hệ tình dục trở nên khó khăn.

Bạn có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Hãy luôn tham vấn ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy nhanh chóng đi khám nếu có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng hơn chẳng hạn như:

  • Sốt hoặc nổi hạch ở bẹn
  • Có mủ chảy ra từ nang viêm

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin) là gì?

Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng, thường do một số loại vi khuẩn như Escherichia coli (E. coli) và vi khuẩn gây bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm nang tuyến Bartholin. Trong đó, đối tượng có nguy cơ chủ yếu thường là:

  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai
  • Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường
  • Phụ nữ mắc các bệnh lây qua đường tình dục hoặc quan hệ tình dục không an toàn.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin)?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng âm đạo bị sưng. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng miếng gạc để lấy một mẫu tế bào đi xét nghiệm xem có nhiễm trùng hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin)?

Nhiều người lo lắng không rõ bệnh viêm nang tuyến Bartholin có nguy hiểm không. Tuy nhiên, trong trường hợp nang nhỏ và không có triệu chứng nghiêm trọng, viêm tuyến Bartholin có thể tự khỏi.

Với trường hợp có triệu chứng nặng như đau đớn hoặc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kiểm tra định kỳ để theo dõi diễn tiến của nang. Người bệnh sẽ phải tái khám thường xuyên nếu không khỏi hoặc các triệu chứng trở nên xấu đi.

Thông thường, để điều trị viêm tuyến Bartholin, người bệnh có thể tắm nước nóng, chườm hơi nóng và sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu những cách này không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành dẫn lưu nang bằng cách rạch một đường nhỏ ở nang để giúp dịch thoát ra ngoài và sau đó khâu quanh mép nang.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi diễn tiến bệnh
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc hoặc bỏ thuốc trong toa được kê
  • Chườm nóng vết sưng và sử dụng thuốc kháng sinh, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
  • Giữ vệ sinh vùng kín để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nữ giới sau khi đi vệ sinh, luôn lau từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn dây vào âm đạo.
  • Quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Kiểm soát đường huyết nếu bạn bị tiểu đường. Đường huyết cao có thể làm chậm quá trình phục hồi của bệnh.
  • Nếu có bất cứ dấu hiệu nào như sưng hay đau ở vùng âm đạo, cần đến bác sĩ kiểm tra ngay để ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Teo cơ tủy sống

(78)
Tìm hiểu về bệnh teo cơ tủy sốngBệnh teo cơ tủy sống là gì?Bệnh teo cơ tủy sống (SMA) thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến chúng khó ... [xem thêm]

Hội chứng sốc nhiễm độc

(62)
Định nghĩaHội chứng sốc nhiễm độc là bệnh gì?Hội chứng sốc nhiễm độc là tình trạng hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng do nhiễm độc máu gây ra bởi ... [xem thêm]

Nhiễm sán dây (nhiễm sán dải)

(36)
Định nghĩaNhiễm sán dây (nhiễm sán dải) là bệnh gì?Nhiễm sán dây, hay nhiễm sán dải, xảy ra khi sán dây đi vào trong cơ thể và sống trong ruột. Sán dây ... [xem thêm]

Bại não

(41)
Tìm hiểu chungBệnh bại não là gì?Bại não là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát vận động của các mô cơ do não ... [xem thêm]

Huntington

(48)
Tìm hiểu chungHuntington là bệnh gì?Bệnh Huntington là một bệnh di truyền gây thiệt hại đến các tế bào thần kinh trong não. Tổn thương não có khuynh hướng ... [xem thêm]

Dị ứng mắt

(31)
Tìm hiểu chungDị ứng mắt là bệnh gì?Dị ứng mắt, hay còn gọi là viêm kết mạc dị ứng, xảy ra khi mắt phản ứng với các chất gây kích thích. Những chất ... [xem thêm]

Túi thừa

(21)
Tìm hiểu chungViêm túi thừa là bệnh gì?Ruột già (đại tràng) là phần cuối cùng của đường tiêu hóa, chúng thực hiện nhiệm vụ hấp thụ nước và vitamin ... [xem thêm]

Khoét chóp cổ tử cung

(13)
Tìm hiểu về khoét chóp cổ tử cungKhoét chóp cổ tử cung là gì?Khoét chóp cổ tử cung là thủ thuật cắt bỏ một phần hình nón của cổ tử cung để loại bỏ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN