7 thói quen gây mụn bạn vẫn làm hàng ngày

(3.79) - 25 đánh giá

Mụn là tình trạng rất phổ biến ở các mẹ bầu và thường bắt đầu xuất hiện trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Vậy làm thế nào để trị mụn an toàn cho mẹ bầu mà không ảnh hưởng đến em bé? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số nguyên tắc trị mụn an toàn và hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến mụn khi mang thai

Khi mang thai, các hormone trong cơ thể sẽ tăng lên, làm cho các tuyến bã nhờn của da trở nên lớn hơn và tiết bã nhờn nhiều hơn.

Các bã nhờn này kết hợp với các tế bào da chết từ nang lông gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và làm cho các nang lông bị viêm, dẫn đến hình thành mụn.

Mẹ bầu có thể bị nổi nhiều loại mụn khác nhau từ mụn đầu đen và mụn đầu trắng đến các nốt mụn trầm trọng hơn như mụn viêm, mụn bọc hay mụn mủ. Mụn có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng, nhưng cũng có trường hợp mụn kéo dài đến hết thai kỳ. Mụn thường xuất hiện ở mặt là nhiều nhất, tuy nhiên cũng có thể nổi ở cổ, ngực hoặc ở mông.

Làm thế nào để trị mụn an toàn cho mẹ bầu?

Mặc dù không có phương pháp nào để trị mụn dứt điểm, nhưng Chúng tôi có thể cho bạn một số lời khuyên hữu ích để cải thiện vấn đề này.

1. Rửa mặt đúng cách

Bạn nên rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm. Và bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày, vì rửa mặt nhiều lần có thể làm cho mụn trở nên tệ hơn.

Nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi rửa mặt và rửa một cách nhẹ nhàng. Đừng chà xát khuôn mặt khi rửa vì điều này có thể làm cho da mặt bị kích ứng.

Sau khi rửa mặt, bạn nên vỗ nhẹ lên da và dùng khăn sạch thấm nhẹ lớp nước cho khô thay vì chà xát mặt nhé.

2. Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp

Nếu bạn thường hay dùng kem dưỡng ẩm trước khi ngủ thì hãy chọn loại kem không chứa dầu (oil-free).

Đối với những mẹ bầu hay trang điểm, hãy nhớ rửa sạch hoàn toàn lớp son phấn trước khi đi ngủ để giúp làn da được “thở”. Tốt nhất là hãy hạn chế trang điểm. Nếu buộc phải trang điểm thì hãy chọn những sản phẩm gốc nước (water-based) thay vì gốc dầu (oil-based) và những sản phẩm không làm tắc lỗ chân lông (noncomedogenic) hoặc không chứa tác nhân gây mụn (nonacnegenic).

3. Đừng sờ tay lên mặt

Khi da mặt bị mụn, đa số mọi người đều không thể cưỡng lại việc nặn mụn hoặc sờ tay lên mụn. Điều này chỉ làm cho càng nhiều vi khuẩn thâm nhập vào da bạn khiến cho các nốt mụn trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Vì thế các mẹ bầu hãy cố gắng đừng nặn mụn và tốt hơn hết là đừng sờ tay lên mặt. Nặn mụn cũng có thể để lại những vết sẹo xấu xí trên da bạn nữa đấy.

4. Vệ sinh sạch sẽ

Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hoặc vừa tập thể dục xong thì hãy tắm ngay khi có thể, vì mồ hôi sẽ làm cho mụn trở nên nặng hơn. Mẹ bầu cũng cần giữ cho mái tóc luôn sạch sẽ, gọn gàng và đừng để tóc lòa xòa trước mặt.

Mẹ bầu có thể dùng thuốc trị mụn không?

Hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng một số loại gel hoặc kem dưỡng vì chúng có thể chứa các thành phần không an toàn cho phụ nữ mang thai như isotretinoin, tretinoin (như Retin-A, Locacid) hoặc adapalene. Nếu bạn bị mụn quá nặng, bạn có thể đến gặp bác sĩ da liễu để có những phương pháp điều trị thích hợp.

Các mẹ bầu cũng không nên dùng các loại thuốc trị mụn đường uống như isotretinoin, tetracycline, doxycycline, minocycline vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé trong bụng.

Khi nào thì mẹ bầu mới hết mụn?

Bạn hãy yên tâm, vì một khi lượng hormone trong cơ thể trở về mức bình thường, tình trạng mụn của bạn sẽ tốt hơn thôi.

Tuy nhiên, mang thai không hẳn chỉ khiến da bạn bị nổi mụn mà còn làm cho da bạn trở nên hồng hào, rạng rỡ hơn bao giờ hết. Điều này là do máu sẽ lưu thông nhiều hơn, đồng thời da cũng giữ nước tốt hơn đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách xử lý và phòng tránh dùng insulin quá liều

(77)
Nếu bạn sử dụng quá nhiều insulin thì hàm lượng đường trong máu có thể xuống mức khá thấp dẫn đến mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, thậm chí là co giật, ... [xem thêm]

7 thứ không thể thiếu khi bạn du lịch ngày đèn đỏ

(41)
Bạn có thể cảm thấy bối rối khi kinh nguyệt ghé thăm đúng lúc đang chuẩn bị hành lý đi du lịch xa. Làm sao để bạn có thể tận hưởng chuyến đi khi du ... [xem thêm]

Bạn đã biết cách trị giời leo tại nhà cho bé chưa?

(20)
Giời leo hay còn gọi là Zona ở trẻ là một bệnh rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Phụ huynh cần chăm sóc trẻ đúng cách để rút ngắn ... [xem thêm]

Hiểu phác đồ điều trị tai biến mạch máu não giúp bạn sớm hồi phục

(39)
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) xảy ra khi máu không thể đến não và mang oxy cung cấp cho não do một mạch máu cung cấp máu cho não bị vỡ ... [xem thêm]

Ngộ độc thuốc tê

(79)
Tìm hiểu chungNgộ độc thuốc tê là gì?Ngộ độc thuốc tê (local anesthetic systemic toxicity – LAST) là một phản ứng bất lợi nghiêm trọng, có thể gây tử vong. ... [xem thêm]

5 yếu tố quan trọng khi lựa chọn chuyên gia vật lý trị liệu

(21)
Rất nhiều bệnh nhân cơ xương khớp hay đột quỵ, chấn thương đã tìm đến vật lý trị liệu và nhận thấy những hiệu quả bất ngờ. Vậy vật lý trị ... [xem thêm]

Dùng thuốc tránh thai lâu dài có gây vô sinh?

(20)
Rất nhiều bạn gái đã dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài, và cũng rất nhiều người trong số này băn khoăn liệu việc dùng các loại thuốc này có ảnh ... [xem thêm]

15 dấu hiệu ung thư thường thấy ở phái mạnh (Phần 1)

(33)
Nam giới thường hiếm khi kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, dù có lối sống lành mạnh cũng không đảm bảo phòng ngừa các căn bệnh ung thư ở nam giới một cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN