Bí quyết để giúp người bạn đời vượt qua cơn đau mãn tính

(4.22) - 65 đánh giá

Đối mặt với nỗi đau mất đi người thân là điều khó khăn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đau đớn chỉ là cảm giác tạm thời. Sau đây là cách giúp bạn vượt qua nỗi đau, vực dậy tinh thần.

Vào những thời điểm nhất định trong đời, bạn sẽ phải đối mặt với nỗi đau mất đi người thân hoặc đồ vật đã từng gắn bó với bạn. Nỗi đau đó có thể khiến bạn không bao giờ quên được.

Tuy nhiên, dù cảm thấy đau đớn đến mức nào thì đó cũng chỉ là cảm giác tạm thời. Để có thể vượt qua, bước đầu tiên bạn phải học chấp nhận nỗi đau và để bản thân đau khổ. Nỗi đau nào cũng cần phải có thời gian mới có thể lành lại được.

Những điều bạn cần biết về nỗi đau và sự mất mát

Khi bạn trải qua sự mất mát, lẽ dĩ nhiên tâm hồn bạn sẽ đau khổ. Sự đau khổ là cảm giác đau đớn khi người thân của bạn mất. Sự mất mát càng nhiều, nỗi đau càng lớn. Sự mất mát không chỉ là khi một ai đó mất mà còn là khi bạn bị đuổi việc hoặc bán nhà hoặc chia tay người yêu. Mỗi tình huống sẽ tạo ra những nỗi đau khác nhau.

Đau khổ là cảm xúc thông thường của con người và ai cũng sẽ trải qua trong đời. Hiểu được điều này sẽ giúp bạn chữa lành nỗi đau và phục hồi nhanh hơn. Có thể việc chữa lành cảm xúc sẽ tốn khá nhiều thời gian đối với mỗi người, nhưng cuối cùng họ vẫn vượt qua được. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn vượt qua nỗi đau và sự mất mát:

Tìm đến bạn bè và các thành viên trong gia đình

“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Không ai quan tâm nhiều đến bạn khi bạn gặp khó khăn hơn gia đình và những người bạn tốt. Nếu bạn thường tự hào mình là người mạnh mẽ, thì đây là thời điểm bạn nên dựa vào người khác. Chỉ có bạn mới giúp được chính bản thân, vì vậy hãy nói với họ những điều bạn cần và họ sẽ trở thành nguồn động viên tuyệt vời của bạn, có thể đó là một bờ vai để bạn tựa vào và khóc hoặc giúp bạn tổ chức lễ tang cho người thân đã khuất.

Đối diện với cảm xúc

Bạn có thể cố gắng không thể hiện nỗi đau ngay lập tức nhưng bạn không thể dấu chúng trong lòng suốt đời. Để làm lành vết thương lòng, bạn phải học cách thừa nhận, nếu không nỗi đau đó sẽ theo bạn mãi. Nỗi đau không được chữa lành có thể sẽ khiến bạn trở nên trầm cảm, lo âu, lạm dụng thuốc và những vấn đề về sức khỏe khác.

Nếu bạn buồn, sợ hãi hoặc cô đơn, hãy nhắc nhở bản thân rằng đó chỉ là những phản ứng bình thường xảy ra khi bạn trải qua sự mất mát. Khóc không có nghĩa bạn là người yếu đuối và không khóc không có nghĩa là bạn mạnh mẽ. Thành thật với những cảm xúc của bản thân có thể giúp được cho bạn và những người xung quanh.

Hãy tạo ra sự thoải mái từ lòng tin

Nếu bạn là người theo tôn giáo, bạn nên thực hiện những hoạt động tinh thần có ý nghĩa như cầu nguyện, ngồi thiền hoặc đi nhà thờ – đây là những việc mang đến cho bạn sự tĩnh lặng trong tâm hồn. Những hành động này còn cho thấy rằng bạn đang thể hiện sự quan tâm người bạn yêu thương thông qua những lời cầu nguyện, qua trái tim và tâm hồn bạn.

Thể hiện cảm xúc của bạn theo cách hữu hình hoặc sáng tạo

Bạn không thể nào nói những lời ngọt ngào với người đã khuất, nhưng bạn có thể viết về sự mất mát qua báo hoặc thư nói về những điều mà bạn không bao giờ nói ra được. Nhiều người thường lưu giữ hình ảnh về người đã mất ở trong lòng hoặc đóng bức ảnh đó vào khung hình để được thấy rằng người đó vẫn luôn bên họ.

Chăm sóc sức khỏe bản thân

Luôn có mối liên kết giữa thể chất và tâm hồn. Khi tình trạng thể chất của bạn tốt thì cảm xúc của bạn cũng sẽ tốt. Do vậy, điều bạn cần làm để nâng cao sức khỏe là ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ, luyện tập thể dục và tiến về phía trước. Sử dụng rượu hoặc thuốc có thể xóa đi nỗi đau mất người thân hoặc để làm dịu tâm trạng trong giây lát những sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn trong dài lâu.

Tham gia nhóm hỗ trợ

Người mang nỗi đau mất đi người thân có thể sẽ cảm thấy cô độc, thậm chí ngay cả khi những người yêu thương vẫn luôn ở quanh họ. Chia sẻ nỗi buồn với những người biết cảm thông cho bạn là một điều bạn nên làm vào lúc này. Bạn có thể liên hệ với bệnh viện, nhà tang lễ và trung tâm tư vấn để tìm sự trợ giúp. Mặt khác, giúp đỡ người khác sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn còn chia sẻ với mọi người sẽ giúp bạn đối mặt với nỗi đau dễ dàng hơn.

Đối mặt với nỗi đau và sự mất mát là điều mà ai cũng phải trải qua trong đời. Mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tính cách, kinh nghiệm sống, niềm tin và bản chất của sự mất mát. Các nhà tâm lý học hoặc chuyên gia tâm thần về nỗi đau sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình làm lành vết thương lòng.

Vượt qua nỗi đau mất đi người thân không khi nào dễ dàng với bất kì ai trong chúng ta.Nhưng chúng ta vẫn phải vượt qua nỗi đau, tiếp tục sống và trải nghiệm những điều quý giá trên đời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đi tìm nguyên nhân bà bầu bị trào ngược dạ dày và cách cải thiện

(74)
Bà bầu bị trào ngược dạ dày hoặc trào ngược dạ dày khi mang thai là một trong những vấn đề tiêu hóa khá phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải.Đối ... [xem thêm]

Lợi ích và tác hại của việc ăn cay

(92)
Tác dụng của ớt, tiêu hay những món ăn cay không chỉ kích thích vị giác của mỗi người và làm bữa ăn ngon miệng hơn mà còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy ... [xem thêm]

Ăn gì để da trắng sáng hơn?

(73)
Làn da không chỉ có chức năng bảo vệ cơ thể mà còn giúp bạn tự tin hơn vào ngoại hình của mình. Làn da khỏe mạnh là khởi đầu của cái đẹp. Bên cạnh ... [xem thêm]

Những điều cần biết về thành phần dinh dưỡng của đậu nành

(35)
Từ ngàn xưa, người châu Á đã sử dụng đậu nành như một nguyên liệu quen thuộc để chế biến các món ăn và loại đồ uống khác nhau. Thành phần dinh ... [xem thêm]

Những lợi ích và hạn chế của chế độ ăn ayurvedic

(99)
Ayurvedic là một chế độ ăn của người Ấn Độ đã xuất hiện từ hàng nghìn năm. Nhiều người không biết chế độ ăn ayurvedic là gì và liệu phương pháp ... [xem thêm]

Bạn đã biết gì về dấu hiệu của bệnh gan?

(54)
Bạn nên tìm hiểu kỹ các dấu hiệu của bệnh gan để sớm nhận ra và có biện pháp điều trị thích hợp. Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, có ... [xem thêm]

13 suy nghĩ sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục

(99)
Chuyện chăn gối là chuyện rất tế nhị. Có rất nhiều suy nghĩ thiếu chính xác vẫn đang được mọi người rỉ tai nhau. Dẫn đến những 13 suy nghĩ sai lầm ... [xem thêm]

Vì sao bạn không được bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ?

(14)
Theo khuyến cáo của nhiều tổ chức y khoa, mỗi người cần được khám sức khỏe định kỳ từ 1-2 lần/năm để kịp thời sàng lọc, phát hiện sớm và phòng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN