8 cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

(4.47) - 65 đánh giá

Bạn có thể áp dụng được rất nhiều cách giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Hành động sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn và có thể cứu sống bạn. Hãy làm theo 9 cách này để giữ mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát.

1. Cách giảm nguy cơ mắc bệnh về tim: bỏ hút thuốc

Hút thuốc lá gây hại cho không chỉ phổi mà còn cả trái tim. Một người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao từ 2–4 lần và nguy cơ đột quy cao gấp đôi so với người không hút. Nếu hút thuốc lá, bạn có khả năng bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn gấp hai lần so với người không hút thuốc, và dễ tử vong do nhồi máu cơ tim. Bỏ thuốc tuy không phải là điều dễ dàng nhưng vẫn có nhiều người đã thành công.

Nếu quá nghiền, bạn có thể dùng thuốc giả nicotine, thuốc hít và các loại thuốc theo quy định. Phối hợp cả hai cách trên để đem lại hiệu quả cao nhất.

Hãy thử: Đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn cách bỏ hút thuốc.

2. Cải thiện mức cholesterol

Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim nếu bạn có:

  • Tổng mức cholesterol trên 200.
  • Mức cholesterol HDL (“tốt”) dưới 40.
  • Mức cholesterol LDL (“xấu”) trên 160.
  • Triglyceride trên 150.

Cholesterol không phải là thứ duy nhất mà bạn cần quan tâm. Bác sĩ sẽ xem xét tổng thể, bao gồm tất cả các rủi ro tiềm năng của bạn. Để giúp hạ thấp mức cholesterol, bạn nên thiết lập chế độ ăn ít cholesterol, chất béo bão hòa và đường tinh chế.

Hãy kiên quyết loại bỏ những gói bánh phồng tôm và đồ ngọt, các loại thực phẩm chiên, sữa nguyên chất và phô mai, chất béo rắn như bơ, các loại thịt đỏ và béo. Chúng chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, hoàn toàn không tốt cho tim.

Thay vào đó, hãy chọn chất béo không bão hòa. Chúng chủ yếu đến từ thực vật, như dầu thực vật, các loại hạt và hạt giống. Chúng được coi là chất béo “tốt” vì cải thiện mức độ cholesterol, khiến trái tim khỏe mạnh hơn. Chất béo omega-3 cũng giúp tim khỏe mạnh. Chúng giúp cho động mạch không bị nghẽn. Vì vậy, cố gắng ăn cá hấp ít nhất hai lần một tuần. Chọn các loại cá lành mạnh như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu để tăng omega-3. Các sản phẩm đậu nành, quả óc chó, hạt lanh, dầu canola cũng là nguồn dưỡng chất giàu omega-3.

Hãy thử: Thay thế các chất béo “xấu” thành các chất béo “tốt” ngay trong bữa ăn của bạn. Thay vì ăn burger hoặc sườn (có chất béo bão hòa không lành mạnh), bạn hãy dùng cá hồi nướng hay cá hồi tươi. Thay vì sử dụng bơ khi nấu ăn, hãy sử dụng dầu thực vật, dầu ô liu, dầu canola. Thay vì thêm phô mai vào bánh sandwich, hãy cắt vài lát bơ và cho vào bánh.

3. Cách giảm nguy cơ mắc bệnh về tim: kiểm soát cao huyết áp

Tăng huyết áp trở thành yếu tố rủi ro phổ biến nhất cho bệnh tim. Tập thể dục và ăn uống lành mạnh có thể giúp đỡ bạn. Một số người có thể cần dùng thuốc để kiểm soát huyết áp của họ.

4. Cách giảm nguy cơ mắc bệnh về tim: hãy năng động

Những người không tập thể dục có nhiều khả năng mắc bệnh tim và chết vì bệnh tim so với những người năng hoạt động.

Tập thể dục giúp tim khỏe mạnh hơn, làm giảm huyết áp, đốt cháy calo, cải thiện lượng đường trong máu và nồng độ cholesterol. Tất cả những lợi ích này khiến cơ thể khỏe mạnh hơn. Không nhất thiết phải đăng ký vào phòng tập thể dục mới được coi là vận động, trừ khi bạn muốn thế. Đi bộ nhanh trong vòng 30 phút một ngày, 5 ngày một tuần cũng đủ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nếu chưa quen với cường độ này, hãy bắt đầu với cường độ thấp hơn và tăng dần từ từ. Điều quan trọng là đi bộ với tốc độ nhanh và tăng dần thời lượng luyện tập.

Hãy thử: Xem xét đến việc mua máy đếm bước. Bạn có thể dùng nó để theo dõi số lượng bước chân trong một ngày. Nó có thể tạo động lực để bạn năng động hơn.

5. Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim

Ăn các thực phẩm ít chất béo và cholesterol. Hầu như tất cả mọi người nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, các loại hạt, và các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật khác. Các chất xơ rất tốt cho cholesterol của bạn, và bạn sẽ có được các vitamin một cách tự nhiên từ thực phẩm.

Bạn vẫn có thể ăn cá (đặc biệt là cá hồi hay cá ngừ, trong đó có nhiều axit béo omega-3 tốt cho bạn), thịt gia cầm (chọn thịt nạc) và ăn vừa phải. Nên hạn chế muối và đường.

6. Đạt tới một cân nặng cho phép

Giảm thêm trọng lượng sẽ tốt cho trái tim của bạn. Nó cũng có thể giúp giảm tình trạng cao huyết áp và quản lý bệnh tiểu đường.

Giảm cân thêm và giữ cân là hai việc hoàn toàn không dễ dàng. Nhưng nghiên cứu cho thấy duy trì trọng lượng vừa phải sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Vì chúng sẽ khiến bạn có một lối sống lành mạnh hơn, chẳng hạn như cắt calorie trong bữa ăn hay thường xuyên tập thể dục.

Hãy thử: Đừng nản lòng nếu bạn phải dành quá nhiều thời gian để giảm cân. Ngay cả khi bạn không giảm cân, bạn vẫn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ bằng cách tập thể dục và ăn các thực phẩm lành mạnh.

7. Kiểm soát tiểu đường

Bệnh tiểu đường làm cho bệnh tim có nhiều khả năng phát triển hơn. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường không biết về điều này.

Chăm sóc bệnh tiểu đường sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim và đột quỵ. Việc giữ cho huyết áp, cholesterol và A1c (lượng đường huyết trung bình trong 2 hoặc 3 tháng) trong tầm kiểm soát, bạn hoàn toàn có thể chống lại bệnh tim. Nhưng để làm được điều này, bạn cần đi xét nghiệm máu và khám tổng quát thường xuyên.

8. Quản lý sự căng thẳng và giận dữ

Mọi người đều có căng thẳng, và việc thỉnh thoảng bạn tức giận là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên căng thẳng và tức giận thì lại là vấn đề lớn. Hãy kiềm chế cơn bực bội của mình để trái tim khỏe mạnh nhé.

9. Tăng cường ăn ngũ cốc, trái cây và rau quả

Các loại ngũ cốc, trái cây và rau quả có nhiều chất xơ và ít calo. Chúng giúp cơ thể duy trì mức cân nặng lý tưởng. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy những người giảm nguy cơ mắc bệnh tim xuống 81% và nguy cơ đột quỵ xuống 50% nếu họ:

  • Giảm cân
  • Tập thể dục 3,5 giờ một tuần hoặc hơn
  • Không hút thuốc
  • Ăn ngũ cốc, trái cây và rau củ.

Một nghiên cứu lớn cho thấy, những phụ nữ Thụy Điển ăn nhiều trái cây và rau quả chống oxy hóa sẽ giảm nguy cơ đột quỵ đến 17%. Cam và các rau củ màu cam đậm, đỏ, vàng và xanh lá cây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa.

Hãy thử: Đưa trái cây và rau quả vào bữa cơm của mình.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm túi mật: Rủi ro thầm lặng không báo trước

(20)
Viêm túi mật thường gây ra do sỏi túi mật. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây viêm túi mật hiếm gặp hơn như ung thư đường mật, giun chui ống mật. ... [xem thêm]

Bật mí 5 bí kíp giúp bố mẹ dạy con ngoan

(93)
Có cách nào dạy con ngoan ngoãn, biết nghe lời và có ý thức với bản thân cũng như gia đình mà không cần dùng đến bất kỳ hình phạt nào hay không? ... [xem thêm]

Thuốc chống xuất tinh sớm: Cách giúp bạn kéo dài thời gian lâm trận

(98)
Khi quan hệ, đàn ông “ra” quá sớm có thể dẫn đến một ít rắc rối nhỏ. Tuy vậy, bạn có thể dùng thuốc chống xuất tinh sớm cùng một số biện pháp ... [xem thêm]

Hỗ trợ phòng ngừa và chống viêm khớp với 8 thực phẩm quen thuộc

(32)
Bạn đã từng tìm cách chữa viêm khớp? Bạn có biết rằng mình có thể chữa viêm khớp thông qua việc lựa chọn thực phẩm đúng cách? Thức ăn không chỉ hấp ... [xem thêm]

Điều trị táo bón bằng nước ép mận: Mẹo hay bố mẹ nên thử

(11)
Nếu đã từng chứng kiến cảnh con bị táo bón, bạn không thể không xót xa. Vậy làm gì để giúp con lúc này? Bạn hãy thử điều trị táo bón bằng nước ép ... [xem thêm]

Bí quyết lựa chọn mặt nạ dưỡng da phù hợp

(96)
Mặt nạ dưỡng da là một loại mỹ phẩm chăm sóc da vô cùng quen thuộc và không thể thiếu với phái đẹp. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều ... [xem thêm]

Tác hại của kính áp tròng: Bạn chớ nên xem thường

(22)
Tác hại của kính áp tròng thường xuất phát từ việc bạn bất cẩn, sơ xuất trong quá trình sử dụng cũng như bảo quản loại kính này, dẫn đến nhiều hệ ... [xem thêm]

Loại yoga bạn đang tập liệu có thích hợp?

(38)
Thật là khó chịu khi bạn tập yoga vài lần rồi mà vẫn chưa tìm được loại yoga phù hợp. Đừng quá lo lắng, bởi những lời khuyên hữu ích từ Hello Bacsi sau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN