Ăn gì để bổ sung kẽm giúp tinh binh cường tráng?

(4.06) - 15 đánh giá

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cơ bản mà cơ thể sử dụng trong mọi hoạt động. Đây là một chất giúp bổ sung dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể của bạn. Kẽm rất cần thiết và có thể được tìm thấy trong mọi tế bào của cơ thể chúng ta. Bổ sung kẽm giúp tinh binh cường tráng

Tại sao kẽm lại quan trọng với sức khỏe sinh sản nam giới?

Kẽm giúp tăng cường chức năng miễn dịch, chuyển đổi enzyme, chuyển hóa tế bào và phân giải các protein trong cơ thể. Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản của nam giới.

Kẽm bảo vệ tinh trùng khỏi vi khuẩn. Do có tính chống oxy hóa, kẽm cũng có thể bảo vệ tinh trùng khỏi các gốc tự do – đây là các hợp chất gây tổn hại đến tế bào. Kẽm cũng ảnh hưởng đến số lượng và sự khỏe mạnh của tinh trùng. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nam giới có nồng độ kẽm cao hơn, dù họ có hoặc không hút thuốc, đều có lượng tinh trùng khỏe mạnh hơn so với những người có ít kẽm hơn.

Kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới như thế nào?

Kẽm không chỉ có vai trò quan trọng đối với sinh lý nội tiết của phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến sinh lực của nam giới, thậm chí còn quan trọng hơn rất nhiều. Tăng nồng độ kẽm ở nam giới bị vô sinh có thể giúp tăng số lượng tinh trùng; cải thiện hình thức, chức năng cũng như chất lượng của tinh trùng ở nam giới và giảm nguy cơ vô sinh.

Nếu hệ sinh dục của phái mạnh không được bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết, các rối loạn sau có thể xuất hiện như:

  • Tinh trùng không trưởng thành: kẽm rất cần thiết trong việc tạo ra các màng ngoài và đuôi của tinh trùng. Nếu không có kẽm, tinh trùng không thể trưởng thành để có thể di chuyển và đủ khỏe mạnh để thực hiện cuộc hành trình dài qua âm đạo, cổ tử cung và vào tử cung để thụ tinh.
  • Đột biến nhiễm sắc thể: nồng độ kẽm thấp cũng có thể là lý do gây ra khiếm khuyết trong nhiễm sắc thể của tinh trùng, từ đó có thể tăng nguy cơ sẩy thai ngay cả khi trứng đã được thụ tinh và đã bám vào tử cung.

Thực phẩm nào bổ sung kẽm giúp tinh binh cường tráng?

Hãy đảm bảo bổ sung đủ các thực phẩm giàu kẽm hàng tuần. Bạn nên ăn các nguồn thức ăn chứa kẽm ở dạng tươi sống bởi vì khi nấu ăn, hàm lượng kẽm sẽ bị giảm đi ít nhất 50%. Những thực phẩm giàu kẽm có thể bao gồm:

  • Gan bê;
  • Hàu;
  • Thịt bò;
  • Cừu non;
  • Thịt nai;
  • Hạt vừng;
  • Hạt bí ngô;
  • Sữa chua;
  • Gà tây;
  • Đậu xanh;
  • Tôm.

Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn hoặc thuốc bổ sung kẽm cần thiết để cải thiện chất lượng tinh trùng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đâu là cách bảo quản rau trong tủ lạnh hiệu quả nhất?

(25)
Bạn đã biết cách bảo quản rau trong tủ lạnh chưa? Sự thật là không phải loại rau củ quả nào cũng có cách bảo quản giống nhau và rất có thể bạn đã ... [xem thêm]

8 biện pháp tự nhiên chữa rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên

(38)
Tình trạng rối loạn lo âu ở tuổi vị thành niên là một vấn đề đáng quan tâm vì việc này ảnh hưởng đến suy nghĩ và cách ứng xử của trẻ. Làm cha mẹ, ... [xem thêm]

Hiện tượng đau mắt đỏ sẽ kéo dài bao lâu?

(14)
Hiện tượng đau mắt đỏ là một dạng nhiễm trùng mắt có thể phòng ngừa. Thời gian phát bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên và cách điều trị.Ngày nay, ... [xem thêm]

3 cách giúp bạn ăn kiêng đường một cách lành mạnh

(61)
Ăn kiêng đường sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm cân và còn làm cho làn da bạn trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên, đối với một số người, ... [xem thêm]

4 tư thế yoga dành riêng cho dân văn phòng

(72)
Yoga được coi là một hình thức tập luyện tâm thế cổ xưa có kết hợp các tư thế cơ thể, kiểm soát hơi thở, thiền định và thư giãn.Yoga mang lại những ... [xem thêm]

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ

(28)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Mẹo phân xử khi các con cãi nhau

(44)
Trong khi nhiều gia đình có các con yêu thương nhau thì một vài gia đình lại có con cái bất hòa với anh chị em của mình. Sự mâu thuẫn giữa các con có thể bắt ... [xem thêm]

Người tiểu đường tuýp 2 nên kiểm tra đường huyết thường xuyên thế nào?

(92)
Mục đích của việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là để giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, rất nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN