Ăn rau má chữa được nhiều bệnh mà còn làm đẹp da

(4.31) - 32 đánh giá

Cây rau má – một loại rau phổ biến và rất rẻ ở nước ta – có nhiều tác dụng bất ngờ với sức khỏe.

Không chỉ là một loại rau thông dụng quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, cây rau má còn được biết đến như một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như mụn nhọt, sốt cao, táo bón, tim mạch. Ngoài ra, loại rau này cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, chất chống oxy hoá giúp cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da. Bạn có thể chế biến cây rau má dễ dàng, từ ăn sống, nấu canh, luộc cho đến giã nhuyễn vắt lấy nước uống.

Hạ sốt

Khi trẻ bị sốt, bạn có thể dùng cây rau má rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi gạn lấy nước. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa sẽ giúp giảm sốt nhanh chóng.

Giúp tăng trí nhớ

Lá rau má sấy khô tán bột, lấy 3-5 gam uống chung với sữa mỗi ngày sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.

Tốt cho các bệnh về tim mạch

Loại rau này có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Đối với những người béo phì, thừa cân, xơ vữa động mạch máu, việc ăn cây rau má thường xuyên sẽ có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu và làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.

Làm đẹp

Rau má không chỉ bổ dưỡng mà còn có công dụng làm đẹp rất hiệu quả, đặc biệt đối với làn da phái nữ. Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn máu, thanh lọc cơ thể, làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.

Mau lành vết thương

Rau má có chứa hóa chất gọi là triterpenoids có công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.

Giảm căng thẳng

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm lo lắng và tăng cường chức năng tinh thần. Ngoài ra, dân gian còn dùng loại rau này để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai… Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm cellulite.

Lời khuyên và cách dùng cây rau má đúng cách

Rau má không đơn thuần chỉ là rau mà nó còn là một loại thảo dược. Do đó, khi sử dụng bạn cần cẩn thận trọng như một loại thuốc. Những cách sử dụng rau má đúng cách cho bạn là:

  • Một người trung bình mỗi ngày có thể dùng 40g rau má nhưng không được dùng liên tục quá 1 tháng. Sau mỗi đợt dùng bạn cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới tiếp tục dùng cho đợt tiếp theo;
  • Người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc không nên dùng loại rau này để tránh những tác dụng phụ không mong muốn;
  • Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tránh ăn rau má bởi các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai, vô cùng nguy hiểm;
  • Rau má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước. Do đó, trước khi sử dụng bạn cần rửa rau thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn đã có thể hiểu thêm về cây rau má và sử dụng đúng cách nhằm có một sức khỏe tốt và làn da đẹp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Panic attack là gì mà khiến bạn hoảng loạn?

(39)
Panic attack là những cơn hoảng loạn khiến bạn bỗng nhiên run rẩy, khó thở, tim đập nhanh hay thậm chí là có những suy nghĩ tiêu cực. Vậy panic attack là gì mà ... [xem thêm]

Mất nút nhầy tử cung và những điều mẹ bầu nên lưu ý (Phần 2)

(20)
Mẹ bầu phải làm sao để biết khi nào bị mất nút nhầy cổ tử cung và phải làm gì sau đó? Bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.Như thông tin ... [xem thêm]

Phẫu thuật cấy tóc: Phao cứu sinh cho cánh mày râu hói đầu

(76)
Tìm hiểu về cấy tócThủ thuật cấy tóc là gì?Cấy tóc là một thủ thuật trong đó bác sĩ phẫu thuật di chuyển tóc đến khu vực bị hói đầu. Bác sĩ ... [xem thêm]

Vì sao bạn không được bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ?

(14)
Theo khuyến cáo của nhiều tổ chức y khoa, mỗi người cần được khám sức khỏe định kỳ từ 1-2 lần/năm để kịp thời sàng lọc, phát hiện sớm và phòng ... [xem thêm]

Những tác dụng của polyphenol đối với sức khỏe

(91)
Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, trái cây, ngũ cốc… chứa rất nhiều thành phần, trong đó có polyphenol. Thế nhưng, không phải ai cũng ... [xem thêm]

Điềm báo nào dự đoán trước đột quỵ?

(92)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Tìm hiểu về phấn rôm: Lợi ích đi kèm với tác dụng phụ

(18)
Phấn rôm không những chỉ được sử dụng cho trẻ nhỏ mà người lớn vẫn có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Bên cạnh những lợi ích, sản phẩm này ... [xem thêm]

Ban xuất huyết là gì?

(53)
Ban xuất huyết có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định lý do dẫn đến tình trạng này rất quan trọng để đưa ra cách điều trị thích ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN