Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai hay không?

(3.94) - 40 đánh giá

Bà bầu có nên ăn dứa trong thời gian mang thai bé hay không là thắc mắc của nhiều người. Quả dứa (thơm, khóm) là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý rất nhiều điều khi ăn nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong thai kỳ, mẹ bầu thường phải kiêng khem nhiều thực phẩm khác nhau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, dứa cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng lo lắng quá nhiều về điều này và hãy tham khảo kỹ những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai?

Câu trả lời là có. Mẹ bầu có thể an tâm trong khẩu phần ăn khi có dứa. Để mang lại hiệu quả tốt về sức khỏe cho cả mẹ và bé, bạn nên ăn từ một đến hai trái mỗi tuần. Chỉ khi bạn ăn quá nhiều như khoảng trên bảy trái mỗi tuần thì mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể, vì lúc này dứa làm tăng một lượng lớn bromelain − một loại enzyme làm tăng nguy cơ sẩy thai. Thay vào đó, bạn nên dùng dứa đóng hộp hay nước ép dứa vì bromelain đã bị được loại bỏ bớt trong quá trình đóng hộp. (1) (2)

Hé lộ những lợi ích khi bà bầu ăn dứa

Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cho mẹ được khỏe mạnh trong thời gian mang thai. Dứa còn có một lượng chất béo bão hòa thấp và hàm lượng chất xơ cao, do đó có giá trị dinh dưỡng rất lớn. (3)

1. Hỗ trợ hệ miễn dịch

Dứa chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy hóa hòa tan trong nước giúp chống lại sự suy giảm tế bào diễn ra bên trong cơ thể và giúp tăng cường miễn dịch trong thai kỳ.

2. Sản xuất collagen

Một trái dứa chứa khoảng 79 mg vitamin, giúp thúc đẩy sản xuất collagen. Collagen đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển da, sụn, xương và gân của thai nhi. Một trái dứa gần như cung cấp đủ yêu cầu hằng ngày, nghĩa là 80−85 mg vitamin C trong thai kỳ. Khoáng chất mangan có trong dứa cũng là một enzyme cần thiết cho việc phát triển xương khỏe mạnh và ngăn ngừa loãng xương.

3. Bà bầu ăn dứa để bổ sung thêm vitamin nhóm B

Vitamin B1 hay thiamine rất hữu ích cho hoạt động của cơ, hệ thần kinh và tim. Vitamin B6 và pyridoxine có nhiệm vụ cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng. Nó cũng mang đến cảm giác dễ chịu khi bị ốm nghén. Thiếu vitamin B6 dẫn tới thiếu máu, và vitamin B6 có nhiều trong quả dứa giúp hình thành hồng cầu.

4. Bổ sung đồng

Bà bầu ăn dứa có tốt không? Câu trả lời là “Có” vì dứa cũng chứa một lượng đồng hỗ trợ quá trình hình thành hồng cầu và hình thành tim của thai nhi.

5. Bổ sung sắt và axit folic

Một quả dứa tươi có thể cung cấp lượng sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu và axit folic giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

6. Cung cấp chất xơ

Dứa có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón khi mang thai, một vấn đề hay gặp phải trong giai đoạn đầu trong giai đoạn mang thai.

7. Bromelain

Lượng bromelain có trong dứa giúp chống lại các vi khuẩn trong đường ruột và phục hồi quá trình tiêu hóa.

8. Bà bầu ăn dứa nhằm mục đích lợi tiểu

Hiệu quả lợi tiểu của dứa đó là chúng giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Điều này ngăn ngừa tình trạng sưng phù phổ biến trong thai kỳ.

9. Điều trị giãn tĩnh mạch

Hầu hết các mẹ bầu đều bị giãn tĩnh mạch khi mang thai. Các tĩnh mạch ở chân khi bị giãn thường phình to lên và xoắn lại gây đau nhức. Bromelain trong dứa làm giảm sự hình thành chất xơ trên tĩnh mạch và giảm sự khó chịu.

10. Cải thiện tâm trạng

Mùi thơm và hương vị của dứa giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao cảm xúc. Đây là loại trái cây có vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng giúp kích thích vị giác, làm mẹ cảm thấy ngon miệng, từ đó thoát khỏi những âu lo, trầm cảm và những suy nghĩ tiêu cực khác.

11. Điều hòa huyết áp

Bạn có thể bị cao huyết áp trong thời gian mang thai. Bromelain trong dứa giúp lưu thông máu và giảm huyết áp. Do vậy, mẹ bầu ăn dứa giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông.

Những nguy cơ khi bà bầu ăn dứa trong thai kỳ

Vừa rồi bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu có nên ăn dứa hay không. Trên thực tế, nếu cơ thể mẹ bầu gặp đang phải nhiều vấn đề khác về sức khỏe cũng như sử dụng dứa quá nhiều thì loại trái cây này mới phản tác dụng. Dưới đây là một số ảnh hưởng của việc sử dụng dứa không đúng cách.

1. Chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày

Nếu mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm hay đường tiêu hóa yếu thì nên tránh loại trái cây này. Các axit có trong dứa có thể dẫn đến chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày. (4)

2. Sẩy thai

Bromelain có trong dứa nếu sử dụng ở mức hợp lý đem lại nhiều lợi ích. Trái lại, ăn quá nhiều dứa sẽ làm tăng lượng bromelain quá mức trong cơ thể, ảnh hưởng đến cổ tử cung, gây sẩy thai hoặc chuyển dạ sớm. Nó cũng gây nôn mửa, phát ban da và co thắt tử cung trong ba tháng đầu thai kỳ.

3. Bà bầu ăn dứa có thể tăng lượng đường trong máu

Bà bầu ăn dứa có tốt không còn tùy vào cách sử dụng. Tuy dứa không phải nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường trong thai kỳ, nhưng chúng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn nếu lạm dụng.

4. Thừa cân

Nếu bạn thừa cân, bạn nên tránh ăn dứa do chúng có hàm lượng calo cao.

5. Bệnh tiêu chảy

Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng bromelain dẫn đến tiêu chảy.

6. Gây các cơn đau ở cơ địa nhạy cảm

Ăn dứa quá mức có thể gây ra đau sưng trên lưỡi, má trong và môi. Những điều này sẽ biến mất trong một thời gian. Tốt nhất là mẹ bầu nên tránh sử dụng nếu bạn đang bị loét dạ dày, viêm dạ dày, đang có nguy cơ sẩy thai, tình trạng đông máu hay huyết áp thấp.

Nếu bạn ăn dứa trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể gặp một số dị ứng nhất định. Thai phụ cần tham vấn bác sĩ nếu gặp những trường hợp sau:

  • Phản ứng da
  • Sưng hoặc ngứa trong miệng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Suyễn

Những phản ứng này tương tự như phản ứng dị ứng của cao su hay phấn hoa xảy ra trong vài phút khi ăn dứa.

Bà bầu ăn dứa, gợi ý khẩu phần phù hợp với bạn

  • Trong tam cá nguyệt đầu: tốt nhất không nên ăn
  • Trong tam cá nguyệt thứ hai: bổ sung một lượng nhỏ từ 50−100g trong mỗi 2−3 bữa ăn/tuần
  • Trong tam cá nguyệt thứ ba: mẹ bầu có thể sử dụng 250g dứa mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý đến cơ địa mỗi người để điều chỉnh lượng tiêu thụ nhằm phòng tránh tình trạng co thắt tử cung xảy ra

Dứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ nên bạn có thể cân nhắc tình trạng sức khỏe của mình để bổ sung dứa sao cho hợp lý trong thai kỳ. Ngoài dứa, mẹ cũng có thể bổ sung một số trái cây có vị chua như cam, chanh … cũng rất tốt cho thai kỳ của mẹ đấy.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những tác nhân gây tổn hại gan mà bạn không ngờ tới

(37)
Bảo vệ gan khỏi những tổn hại do rượu bia là điều thiết yếu, đặc biệt đối với nam giới uống rượu bia thường xuyên. Thế nhưng, làm sao để duy trì ... [xem thêm]

9 tác dụng của nước mía giúp bạn khỏe hơn

(54)
Những tác dụng của nước mía cho sức khỏe khá đa dạng như tăng cường chức năng gan, giảm nhẹ bệnh tiểu đường hay cải thiện các vấn đề răng miệng. ... [xem thêm]

5 thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ cho trẻ

(88)
Là cha mẹ, ai cũng muốn các bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện, thông minh và cao lớn hơn mỗi ngày. Để đạt được điều đó đòi hỏi các ... [xem thêm]

Các loại nhóm máu và những vấn đề liên quan

(61)
Nhóm máu của mỗi người được quy định bởi các thành phần có trong máu và đặc tính di truyền từ bố mẹ.Việc xác định đúng loại nhóm máu có ý nghĩa ... [xem thêm]

Lợi ích của việc ăn hạt điều đối với trẻ em

(70)
Hạt điều hay đào lộn hột là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.Hạt điều được nhiều bà ... [xem thêm]

Chọn thực phẩm giàu vitamin cho trẻ không khó

(29)
Con thông minh và học giỏi là mơ ước, mong muốn của hầu hết các bậc cha mẹ, nhưng đừng quên việc bổ sung những thực phẩm giúp bé thông minh là một trong ... [xem thêm]

Viêm thanh quản kiêng ăn gì? – Thắc mắc đã có lời giải đáp

(55)
Viêm thanh quản kiêng ăn gì? Đây là một vấn đề rất quan trọng mà người bị viêm thanh quản cần chú ý. Nhưng phần lớn người bệnh lại ít quan tâm đến ... [xem thêm]

Lạm dụng Barbiturat

(55)
Tìm hiểu chungLạm dụng barbiturat là gì?Barbiturat là thuốc dùng để điều trị chứng mất ngủ, lo lắng và co giật do động kinh. Thuốc thường được dùng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN