Bà bầu tắm nắng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

(4.26) - 26 đánh giá

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khuyên tắm nắng để cơ thể sản sinh vitamin D , nhờ đó giúp xương chắc khỏe. Vậy còn bà bầu tắm nắng thì sao? Điều này có cần thiết và an toàn cho thai nhi không? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Bạn thích mình có làn da rám nắng kể cả lúc mang thai vì như vậy sẽ trông mạnh mẽ hơn? Để có được làn da rám nắng, bạn đã làm rất nhiều cách từ phơi nắng trực tiếp, dùng giường tắm nắng hoặc bôi lotion để có làn da nâu. Tuy nhiên, đâu là phương pháp làm da rám nắng nhưng an toàn cho thai nhi? Bạn đừng bỏ qua bài viết sau nhé.

Liệu tắm nắng có an toàn khi mang thai?

Hiện nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tắm nắng trực tiếp ngoài trời hay trên giường tắm nắng (tanning bed) sẽ gây hại trực tiếp lên thai nhi. Nếu bạn tắm nắng ngoài trời hay bên trong nhà, các tia UV đều tác động lên da bạn như nhau mặc dù các tia khi dùng giường tắm nắng được tập trung hơn.

Các tia UV từ ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư da. Đây là nguyên nhân nguy hiểm nhất gây ra các biến chứng như lão hóa hay nếp nhăn.

Những người bắt đầu dùng giường tắm nắng trước 35 tuổi thường có 75% nguy cơ bị ung thư da. Bà bầu tắm nắng gây tổn thương đến DNA khiến da có các phản ứng tự vệ với các tia bức xạ. Đây là một trong các lý do khiến làn da bạn trở nên sậm màu hơn.

Nguy cơ có thể xảy ra với bà bầu tắm nắng

Một trong các mối nguy cơ từ tia UV xảy ra trong suốt quá trình mang thai là tia UV có thể phá hủy axit folic trong cơ thể mẹ. Axit folic rất cần thiết trong thai kỳ vì giúp bé phát triển hệ thống thần kinh khỏe mạnh.

Thai nhi thường bị ảnh hưởng tiêu cực từ các tia UV trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên và đầu tam cá nguyệt thứ 2. Đây là thời gian cần thiết để não bé phát triển hoàn hảo.

Giai đoạn có nguy cơ ảnh hưởng cao đối với thai nhi là từ 2 – 7 tuần sau khi thụ thai. Giai đoạn từ 8 – 15 tuần sau khi thụ thai được xem là giai đoạn có nguy cơ cao nhất.

Tia UV có thể gây hại đến sức khỏe thai nhi. Một nghiên cứu ở Úc cho thấy rằng trẻ em có mẹ tiếp xúc nhiều với tia UV trong suốt tam cá nguyệt đầu có tỷ lệ mắc bệnh đa xơ cứng cao.

Một số điều nên cân nhắc về việc bà bầu tắm nắng

Bạn nên lưu ý rằng trong thai kỳ, làn da thường dễ nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng, có thể là do lượng hormone trong cơ thể thay đổi. Đây là nguyên nhân khiến bạn dễ bị bắt nắng hay rám nắng hơn nếu quên sử dụng kem chống nắng.

Một số phụ nữ bị nám da trong quá trình mang thai. Sự tiếp xúc với ánh nắng khiến tình trạng nám da trở nên tệ hơn. Vì thế, bất kỳ loại tắm nắng nào cũng đều là tác nhân khiến nám da tệ hơn.

Sử dụng kem tắm nắng liệu có an toàn cho thai nhi?

Các loại kem tắm nắng thường an toàn trong thai kỳ. Các hóa chất trong các sản phẩm này thường không được hấp thụ qua lớp da đầu tiên.

DHA là hóa chất được sử dụng trong kem tắm nắng tạo sắc tố nâu trên da. Chất DHA này chỉ nằm yên trên lớp da đầu tiên và không hấp thụ vào em bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn sản phẩm phù hợp trước khi sử dụng.

Trong khi các loại lotion tắm nắng có thể an toàn khi mang thai, bạn nên tránh loại xịt. Các hóa chất được sử dụng trong sản phẩm dạng xịt có thể tiếp cận được thai nhi nếu bạn hít phải.

Phụ nữ mang thai không thể tránh tiếp xúc với các loại tia bức xạ. Bạn thường tiếp xúc một lượng nhỏ trong khi siêu âm. Vì thế, bạn cần có kiến thức cơ bản để hiểu về các mối nguy hại của chúng và giới hạn tiếp xúc đối với tia UV.

Nếu bạn thích có màu da rám nắng trong thời gian mang thai, tốt nhất bạn nên sử dụng lotion tắm nắng an toàn khi mang thai. Giường tắm nắng không bao giờ là lựa chọn tốt dù bạn có thai hay không. Thay vào đó, lựa chọn an toàn nhất là đừng nghĩ đến việc làm làn da mình rám nắng mà hãy để da có màu sắc tự nhiên.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cùng con chiến đấu với khủng hoảng tuổi lên 3

(18)
So với khủng hoảng tuổi lên 2 thì tình trạng khủng hoảng tuổi lên 3 cũng không hề kém cạnh và khiến nhiều bố mẹ bối rối trong việc hiểu con hơn.Khi con ... [xem thêm]

Triệu chứng nghiện rượu và trầm cảm

(92)
Triệu chứng nghiện rượu góp phần gây ra các rối loạn tâm thần liên quan đến chứng trầm cảm. Ngược lại, trầm cảm có thể khiến bệnh nhân thường xuyên ... [xem thêm]

Bạn đã biết gì về hội chứng Alagille chưa?

(90)
Hội chứng Alagille là một bệnh rối loạn di truyền. Những người mắc bệnh này thường có số lượng ống dẫn mật trong gan ít hơn so với người bình ... [xem thêm]

8 lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn hạt sen trong thai kỳ

(84)
Hạt sen không chỉ là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng mà còn là vị thuốc dân gian với nhiều công dụng như bồi bổ cơ thể, an thần, dưỡng thai… Vì ... [xem thêm]

Khoai môn “đồng hành” trong việc bảo vệ sức khỏe chúng ta như thế nào?

(64)
Từ lâu, khoai môn được xem là một trong những món ăn dân dã gắn liền với bao thế hệ người Việt Nam. Khoai môn được trồng hầu hết trong các ruộng vườn ... [xem thêm]

Body shaming: 3 hậu quả nghiêm trọng dù bạn chỉ muốn đùa vui

(40)
Bạn có bao giờ bị người khác bình phẩm về vóc dáng, làn da hay mái tóc không đẹp của mình? Nếu không biết cách vượt qua những trở ngại body shaming này, ... [xem thêm]

Hãy cẩn thận nếu bị đau đầu khi mang thai!

(62)
Đau đầu khi mang thai là tình trạng hết sức phổ biến. Vậy nguyên nhân của triệu chứng này là do đâu? Mẹ bầu nên sử dụng những loại thuốc giảm đau nào ... [xem thêm]

Áp lực công việc: Bạn chiến đấu hay bỏ chạy?

(47)
Đối mặt với áp lực công việc, bạn có thể muốn “bỏ chạy” khi cảm thấy mình quá lao tâm và lao lực. Thế nhưng, nếu bạn đủ dũng cảm ở lại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN