Bài 2: Hành trình mang thai – hành trình kỳ diệu

(4.12) - 76 đánh giá

Tổng quan

Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh trong vòi trứng, phôi thai sẽ di chuyển vào buồng tử cung, làm tổ và phân chia. Mầm sống hình thành trong bạn – mầm sống bé xíu xiu, nhỏ hơn hạt đậu rất nhiều. Trong tử cung, các tế bào phân chia, hình thành bánh nhau để nuôi sống phôi thai nhỏ bé. Lúc này, bạn có thể nhận thấy vài biểu hiện “khác lạ” buồn nôn, ăn khó tiêu, thay đổi vị giác (hay có cảm giác đắng miệng), mệt mỏi… Những dấu hiệu này khác nhau ở mỗi phụ nữ, thời gian kéo dài thường chỉ trong đôi ba tháng đầu thai kỳ.

Lời khuyên

Hiện tượng nghén là dấu hiệu bé hiện hữu trong bạn. Hiện tượng này thường xảy ra buổi sáng (nên gọi là “morning sickness”), đôi khi kéo dài cả ngày nhưng hiếm khi. Mệt mỏi, nôn ói, nhạy cảm với mùi…là dấu hiệu thường gặp. Bạn đừng quá lo lắng vì nghén có thể là tín hiệu tích cực đối thai kỳ. Tỷ lệ sẩy thai, thai lưu thấp hơn ở những bà mẹ bị nghén so với bình thường. Bạn cần chia nhỏ bữa ăn (ăn 6-8 bữa/ngày), ăn loãng, dễ tiêu, chọn bất kỳ món nào bạn yêu thích. Mỗi sáng thức dậy, bạn có thể “nhờ vả” chồng mang ít nước ấm, sữa ấm hay mẫu bánh nhỏ cho bạn. Điều này giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Xem thêm bài: "Ốm nghén và cách làm giảm tình trạng ốm nghén" của Y Học Cộng Đồng

Các mốc phát triển của bé

Tuổi thai được tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng, và ngày dự đoán sanh là ngày thai tròn 40 tuần. Không nhất định ngày dự sanh sẽ là ngày chào đời của bé. Sớm hơn 1-2 tuần vẫn là bình thường. Bác sĩ Sản khoa thường chia thai kỳ thành ba mốc (gọi là tam cá nguyệt) để theo dõi sự phát triển của bé.

  • Thai 4 – 7 tuần

Hoạt động tim thai là điều đầu tiên giúp bạn nhận ra sự sống hình thành. Khi được 7 tuần, trung bình bé dài khoảng 1cm. Sự hình thành tai, mắt bắt đầu. Tay, chân rất nhỏ, và dần dần phát triển (cảm xúc riêng: tim là hoạt động đầu tiên của mỗi người, nên cần dùng thương yêu để sống, chứ nếu tay chân hình thành trước, chắc chiến tranh triền miên).

  • Thai 8-11 tuần

Tay, chân, mũi, miệng, và não phát triển với tốc độ rất nhanh. Cơ thể mẹ cũng bắt đầu thay đổi theo. Để nuôi bé, máu trong cơ thể bạn có thể nhiều đến gấp đôi (mẹ thật vĩ đại). Bạn cần uống ít nhất 2 lít nước trong giai đoạn này. Máu đến tử cung nhiều hơn, tử cung to dần nên “lấn ép” bàng quang chút ít, điều này có thể gây ra chút phiền toái là bạn đi tiểu nhiều lần hơn.

  • Thai 12-15 tuần

Trong giai đoạn này, não bé có thể điều khiển cử động tay chân của bé. Bé biết nuốt, ngậm ngón tay. Giai đoạn này, những triệu chứng nghén bắt đầu mất dần. Bạn cũng ổn định tâm lý hơn, bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về cuộc sống sắp tới…

  • Thai 16-19 tuần

Bạn có cảm giác “gì đó” đang động đậy – cử động của bé đó! Giao tiếp giữa hai mẹ con bắt đầu rõ ràng hơn. Ngoài ra, bé bắt đầu cảm nhận âm thanh xung quanh và giọng nói của mẹ. Đôi khi bạn thấy ra mồ hôi, thở nhanh, thân nhiệt tăng nhẹ – đừng quá lo lắng nếu dấu hiệu thoáng qua và không ngày một nhiều hơn.

  • Thai 20-23 tuần

Bé giống như diễn viên nhào lộn, cử động nhiều hơn. Giai đoạn này thích hợp để bé và bố “trò chuyện” với nhau. Thỉnh thoảng bạn thấy những nhịp cử động nhẹ, đều thành từng nhịp, có thể là bé đang nấc cục, và dấu hiệu này cũng không đáng lo.

  • Thai 24-27 tuần

Gương mặt bé dần rõ nét. Cuối tháng thứ 7, bé có thể mở mắt, phân biệt sáng – tối. Cả bé và mẹ đều tăng cân nhanh vào giai đoạn này. Mẹ có thể tăng 0,5-1kg mỗi tuần, vóc dáng không còn là “vóc dáng ngày xưa” – trở nên nặng nề, đi đứng cũng chậm chạp hơn.

  • Thai 28-31 tuần

Bé tiếp tục phát triển, nhận ra giọng nói của mẹ rõ hơn. Bé nuốt nước ối (chắc cũng ngọt như sữa mẹ vậy). Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, bớt những việc áp lực và gây căng thẳng.

  • Thai 32-40 tuần

Hai tháng cuối thai kỳ, bạn chỉ nghĩ đến chuyện sinh nở. Bé xuống thấp và có thể làm bạn thấy đau nhói vùng xương chậu. Bạn cần chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết để đi sanh, vì bé có thể chào đời sớm hơn dự kiến.

Hành trình mang thai – giai đoạn khởi đầu của hành trình làm mẹ. Kỳ diệu, thiêng liêng, khó nhọc, gian nan…mọi thứ tuỳ vào sự chuẩn bị của bạn. Nhưng có lẽ, không điều gì mang lại cảm xúc nhiều như làm mẹ.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/874040712692514

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Tiểu My
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài 18 – Nếu phải xin tinh trùng

(50)
Nếu phải xin tinh trùng… …thì đừng hát bài “Nếu phải xa nhau….” Sau những xét nghiệm cần thiết, tôi đã giải thích cho anh chị một cách thận trọng ... [xem thêm]

Xét nghiệm chẩn đoán di truyền trước sinh

(38)
Xét nghiệm di truyền trước sinh cung cấp bố mẹ thông tin liệu thai nhi có mắc rối loạn di truyền hay không Rối loạn di truyền là gì? Rối loạn di truyền xảy ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về Canxi trong thai kỳ

(14)
Canxi không chỉ là thành phần tạo xương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cho mô cơ khỏe mạnh và đảm bảo chức năng của hệ thần kinh. Bổ ... [xem thêm]

Sanh thường sau mổ lấy thai

(66)
Bác sĩ ơi, lần trước mổ lấy thai rồi, lần này muốn sanh thường có được không? Câu hỏi này của bạn rất thời sự. Vì sao? Mổ lấy thai ngày càng nhiều, ... [xem thêm]

5 kiểu cơn co tử cung trong thai kỳ và những điều sản phụ cần biết

(73)
Biên dịch: Vân Trần Hiệu đính: BS Lê Hữu Thắng Những cơn co tử cung có liên quan đến sự co thắt và dày lên của cơ tử cung. Cơn đau hay cơn co thắt ... [xem thêm]

Lợi ích và những hướng dẫn tập thể dục trong thai kì

(67)
Thông thường thai phụ sẽ có nhiều băn khoăn có nên thực hiện các bài tập thể dục trong thời kỳ mang thai hay không. Tuy nhiên, những hoạt thể dục thể chất ... [xem thêm]

Trầm cảm sau sanh và vai trò của người chồng

(78)
Một số kết quả nghiên cứu về trầm cảm sau sinh Nguy cơ trầm cảm sau sanh luôn có ở tất cả phụ nữ, không chừa một ai, có chăng chỉ là cao hay thấp thôi. ... [xem thêm]

Đau bụng dưới kinh niên

(32)
Hình mô tả đau bụng dưới kinh niên Thế nào là đau bụng dưới kinh niên? Đau bụng dưới kinh niên, còn gọi là đau vùng chậu mãn tính (chronic pelvic pain). Là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN