Bài 28 – Làm gì khi bị chấn thương trong thai kỳ

(4.25) - 82 đánh giá

Những loại chấn thương hay gặp

Bị đánh: do mâu thuẫn va chạm, và người “ra tay” đâu còn tâm sức để ý bạn có bầu hay không. Phụ nữ chân yếu tay mềm, thêm bé trong bụng, muốn chạy cũng khó khăn, vì vậy, tốt nhất nên bĩnh tĩnh, nhường nhịn cho an toàn.

Tai nạn xe: ở Việt Nam, tai nạn xe cộ nghe mỗi ngày, phóng nhanh vượt ẩu là chuyện nhan nhản, sợ nhất là những “anh hùng” uống bia rượu xong vẫn phóng xe như đang trên đường dành riêng cho mình. Năm 2016 cả nước có 21.500 vụ tai nạn giao thông (TNGT), 8.680 người tử vong và hơn 19.200 người bị thương. Những con số lạnh gáy này chắc cũng đủ làm mình run sợ và tự bảo vệ mình.

Bỏng: bỏng nặng khi mang thai có thể làm sanh non, thai chết lưu…nếu bỏng >50% cơ thể thì tử vong mẹ và thai lên đến gần 50%.

Ít gặp hơn: bị tấn công tình dục, bị tấn công bằng vũ khí…

Mẹ và thai nguy hiểm như thế nào khi gặp tai nạn?

Nếu bị đánh, va đập trực tiếp vùng bụng có thể làm nhau bong non, nặng nữa thì vỡ tử cung. Nếu TNGT nghiêm trọng gây gãy xương chậu, vỡ tử cung, mất máu nhiều, tổn thương thai nhi…

Xem thêm bài " An toàn khi sử dụng xe ô tô cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ của Bác sĩ Phạm Thanh Hoàng

Tôi phải làm gì khi chẳng may bị tai nạn?

ĐẾN NGAY BỆNH VIỆN GẦN NHẤT!

Nếu bạn thấy đau nhiều, ra huyết, ra nước âm đạo, bạn cần đến ngay bệnh viện gần nhất.

Rửa sạch các vết thương hở, chảy máu. Không đắp, rửa bằng bất kỳ loại lá, thuốc nào mà bạn không biết rõ cơ chế tác dụng.

Nếu va chạm nhẹ, bạn tỉnh táo, vẫn rất cần đến bệnh viện khám và kiểm tra. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kiểm tra và phát hiện sớm những dấu hiệu nguy hiểm, mổ lấy thai cấp cứu hay bảo vệ tính mạng cho bạn.

Một số tổn thương không biểu hiện ngay mà cần có diễn tiến. Do đó, cần theo dõi các dấu hiệu: đau bụng, ra huyết, ra dịch âm đạo, cử động của bé mỗi 4 giờ sau chấn thương trong vòng vài ngày sau tai nạn. Dấu hiệu bụng gò cứng sau chấn thương là dấu hiệu nguy hiểm, bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Khi bị bỏng: không đắp, rửa bằng bất kỳ dung dịch gì ngoài nước sạch (nước mắm, dầu gió xanh thật sự không có tác dụng trị bỏng). Sau đó, đắp gạc sạch (nếu có) và đến bệnh viện.

Khi thai nhỏ, bạn cần nhấn mạnh “Tôi đang có thai” để nhân viên Y tế cho bạn tiếp cận với bác sĩ Sản khoa một cách nhanh nhất.

Trong mọi trường hợp, thành thật khuyên bạn tránh nơi đông người – vừa an toàn, vừa giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Kêu gọi giúp đỡ nếu bạn bị tấn công hay cảm thấy có dấu hiệu sắp bị tấn công. Quan trọng nhất, bĩnh tĩnh, đặt sự an toàn của bạn và thai nhi lên hàng đầu, hơn bất kỳ tài sản và sự đúng-sai nào khác trên đời.
Thương chúc bạn những ngày xuân bình an!

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1187875544642361

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Tiểu My
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Một số câu hỏi về phá thai

(87)
Phá thai là gì? Phá thai là một cách để kết thúc quá trình mang thai. Nó cũng được gọi là “Chấm dứt thai kỳ”. Phá thai trong đại dịch toàn cầu COVID-19 ... [xem thêm]

Viêm gan siêu vi B và thai kỳ

(39)
Viêm gan siêu vi B là gì? Là bệnh lý gây viêm gan do nhiễm virus viêm gan B. Virus này tấn công tế bào gan gây suy chức năng gan, xơ gan, hay ung thư gan. Người nhiễm ... [xem thêm]

Bài 33 – Bảo vệ bản thân khi có thai

(66)
Cái này sẽ hơi lạ với bạn phải không? Thật ra nói đầy đủ là bảo vệ mình khỏi nhiễm khuẩn khi có thai để tránh lây truyền cho bé. Trong phần Khám sức ... [xem thêm]

Bài 18 – Nếu phải xin tinh trùng

(50)
Nếu phải xin tinh trùng… …thì đừng hát bài “Nếu phải xa nhau….” Sau những xét nghiệm cần thiết, tôi đã giải thích cho anh chị một cách thận trọng ... [xem thêm]

Thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai

(78)
Biên dịch: Ngô Thị Thảo Vy 12 thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai Chắc chắn rằng bạn đã trang bị những kiến thức cơ bản về những việc cần làm ... [xem thêm]

10 thực đơn giàu canxi cho phụ nữ mang thai

(98)
Rau cải xoăn Rau cải xoăn có nhiều canxi hơn sữa và thường dễ hấp thu hơn, làm cho nó trở thành một nguồn canxi tuyệt vời. Đậu hầm Đậu không chỉ giàu ... [xem thêm]

Bài 12 – Khi bạn quyết định có thai

(36)
Chào mừng bạn đến với phần mở đầu của một hành trình làm cuộc đời bạn thay đổi hoàn toàn – đó là lúc bạn quyết định sẽ có con. Mang thai – sinh ... [xem thêm]

Rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

(53)
Rối loạn chức năng tình dục là gì ? Khi bạn có vấn đề với tình dục, bác sĩ gọi đó là: “Rối loạn chức năng tình dục”. Cả nam giới và nữ giới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN