Bài 56 – Bệnh Tay Chân Miệng và thai kỳ

(3.66) - 94 đánh giá

Mùa dịch bệnh…

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, phần lớn có thể khỏe lại sau 7-10 ngày. Người lớn cũng có thể mắc bệnh, do bệnh dễ lây qua đường tiêu hoá, hô hấp. Hiện nay vẫn chưa có vaccine dự phòng hay thuốc điều trị đặc hiệu.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn, cũng giống như triệu chứng của nhiễm các virus khác. Ban đầu có thể sốt, đau họng, mệt mỏi, chán ăn. Sau vài ngày xuất hiện mụn nước nhỏ, ở những vị trí như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đùi,…

Nhiễm virus gây tay chân miệng khi đang mang thai thì sao?

Hiện nay vẫn chưa thấy tài liệu nào nói mẹ nhiễm tay chân miệng khi mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu hay gây dị tật cho thai.

Dù vậy, bà mẹ mang thai cũng cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân tay chân miệng vì:

  • Sốt cao trong 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng đến thai.
  • Mẹ bị tay chân miệng trong lúc gần sinh hoặc ngay lúc có nguy cơ truyền virus cho bé cao nhất. Bé bị nhiễm virus trong 2 tuần đầu sau sinh có thể ảnh hưởng nhiều cơ quan và bệnh nặng.

Lời khuyên cho mẹ mang thai mùa dịch

Vẫn là những lời khuyên chung chung như: vệ sinh cơ thể sạch sẽ; tránh tiếp xúc người bệnh; vệ sinh nhà cửa; ăn uống cân bằng để đủ dinh dưỡng, uống đủ nước..

Xong rồi mình tự hỏi “nếu mình đang mang thai, mà đứa lớn bị tay chân miệng, mình biết làm sao?” – nghĩ nghĩ một hồi, mình thấy sao khó quá, con nào cũng con… Thôi mình làm được gì thì làm:

  • Tìm hiểu thông tin về bệnh tay chân miệng ở trẻ để theo dõi và chăm sóc bé đúng cách
Xem thêm Bệnh tay chân miệng
  • Nếu có người nhà hỗ trợ, bạn san sẻ bớt việc chăm trẻ. Khi trẻ ho và chảy nước mũi nhiều, hướng dẫn trẻ rửa sạch tay, đeo khẩu trang y tế, dùng khăn che mũi, miệng nếu trẻ đủ lớn để hiểu. Đừng hôn hít, ôm ấp trẻ khi trẻ bệnh để hạn chế nhiễm (mai mốt hôn hít sau cũng được mà).
  • Lau nhà cửa sạch sẽ, rửa và sát trùng đồ chơi của con. Vật dụng của trẻ sử dụng riêng cho an toàn, rửa hấp thật sạch, đặc biệt những vật dụng cá nhân như ly tách, khăn, bàn chải,…
  • Rửa tay sạch thường xuyên, đặc biệt khi vừa tiếp xúc hay chăm sóc trẻ bệnh.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1827862077310368

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Tiểu My
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tập thể dục trong thai kì

(35)
Liệu có an toàn khi tập thể dục lúc mang thai? Nếu như bạn có sức khỏe tốt và quá trình mang thai bình thường thì việc tiếp tục hoặc bắt đầu hoạt động ... [xem thêm]

Giới thiệu về thai lưu

(81)
Thai lưu là gì? Thai lưu là thai tử vong sau 24 tuần của thai kỳ. Nếu thai tử vong trước 24 tuần thì được xem như là sẩy thai. Thai lưu khá phổ biến. Có hơn ... [xem thêm]

Sẩy thai liên tiếp

(85)
Thế nào là sẩy thai liên tiếp Sẩy thai liên tiếp được định nghĩa là khi bị sẩy thai hơn 2 lần. Phụ nữ sau 3 lần sẩy thai nên đi khám toàn diện. Tỉ lệ ... [xem thêm]

Bài 17 – Giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi

(62)
Tôi dành những bài này tặng cho những ai đang chuẩn bị cưu mang hình hài nhỏ bé và hạnh phúc lớn lao… Tôi mượn lời của Jean-Louis Fournier trong tác phẩm nổi ... [xem thêm]

Ngân hàng máu dây rốn

(75)
Máu dây rốn là gì? Máu dây rốn hay còn gọi là máu cuống rốn, được lấy từ dây rốn hoặc nhau thai của trẻ ngay sau khi được sinh ra. Máu dây rốn chứa ... [xem thêm]

Những vấn đề về sàn chậu

(69)
Những vấn đề về sàn chậu là gì? Các cơ quan vùng chậu bao gồm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, bàng quang, niệu đạo, ruột non và trực tràng. Các cơ quan này ... [xem thêm]

Các nguyên nhân thai lưu

(50)
Một tỷ lệ lớn thai lưu xảy ra ở những thai nhi khỏe mạnh và nguyên nhân thường không giải thích được. Các nguyên nhân thai lưu Chức năng nhau thai ... [xem thêm]

Đánh giá thai nhi khoẻ không qua việc đếm cử động thai

(91)
Đánh giá thai nhi khoẻ không qua việc đếm cử động thai Thai nhi cử động trong tử cung là dấu hiệu cho thấy em bé khoẻ mạnh. Bà mẹ có thể cảm thấy em bé ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN